| Tin tức | Tin tức | NHÀ THƠ NGUYỄN HỮU QUÝ
 
 Sách hay mỗi ngày 
 Thư viện số 

 Ảnh hoạt động 

  Trao quà và kết thúc hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014

  Thầy cô chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị

     CBTT trình bày trong hội nghị

   TT tổ chức Hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014. 

     SV tìm kiếm TL trên CSDL của TT

     SV tra cứu tủ mục lục

     TT tổ chức buổi “Hướng dẫn và hỗ trợ TL học tập

      TT tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”

     TT tổ chức "Hội nghị bạn đọc

     Chụp ảnh lưu niệm tại TT

     Giám đốc TT giới thiệu CSVC của TT

      Ban dự án Phần Lan và Ban giám hiệu nhà trường thăm TT

     Sinh viên thực hành kỹ năng tìm kiếm thông tin 

        Cán bộ TT hướng dẫn SV kỹ năng tìm kiếm thông tin

     Hội thảo về "Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên web của TT và trên internet"

     SV tìm kiếm thông tin và học tập tại Trung tâm 

     Giám đốc Trung tâm phát biểu.

 

     Phát biểu của Hội trưởng hội khuyến học trường.

     Hiệu trưởng phát biểu

     Hội khuyến học CĐSP trao tặng máy tính để SV học tập  nghiên cứu tại TTHTHT-Thư viện.

     CBTT giới thiệu sơ đồ chỉ dẫn và hướng dẫn tra cứu tài liệu, sử dụng tài nguyên  TT trong buổi hướng dẫn SV K17 sử dụng thư viện.  

    SV K17 các ngành đào tạo tham gia buổi hướng dẫn sử dụng thư viện tại Trung tâm HTHT-Thư viện.

 Danh ngôn  
 

 
Tin tức » Tin tức 20.05.2024 06:40
NHÀ THƠ NGUYỄN HỮU QUÝ
08.09.2010 09:52

Sinh ra và lớn lên bên bờ sông Gianh, Quảng Bình, rồi trở thành người lính Trường Sơn. Được chứng kiến bao đồng chí, đồng đội dũng cảm chiến đấu hy sinh, bao bà mẹ trong ngày đất nước thống nhất không thấy con ra trận trở về, Nguyễn Hữu Quý đã cầm bút sáng tác. Một số tác phẩm của anh, nhất là tác phẩm về đề tài thương binh, liệt sĩ đã được nhiều bạn đọc biết tới.

Mùa hè năm 1974, vừa tốt nghiệp cấp III, Nguyễn Hữu Quý xếp bút lên đường vào làm lính của Binh đoàn Trường Sơn - nơi mà "ai chưa đến đó như chưa hiểu mình". Gần 23 năm làm lính, lăn lộn cùng đồng đội, thanh niên xung phong và nhân dân hai nước Việt - Lào trên tuyến đường Trường Sơn hùng vĩ, Nguyễn Hữu Quý đã tận mắt chứng kiến bao kỳ tích lịch sử hào hùng, bao chiến công hiển hách, bao tội ác tày trời của giặc Mỹ và biết bao gian khổ, khó khăn, mất mát, đau thương của quân và dân ta. Chính từ lẽ đó, trong thơ Nguyễn Hữu Quý, đề tài chiến tranh luôn đậm nét và gây ấn tượng hơn cả.

Trong "Nén nhang đồng đội", Hữu Quý viết: " Một thời chia lửa chia bom/ Tiếng thơm quyện lấy tiếng thơm, một thời/ Máu chuyền cho máu đỏ tươi/ Nuôi nhau từng trận sốt vơi lá ngàn". Suy nghĩ bao trùm cả cuộc đời sáng tác của Nguyễn Hữu Quý là: "Từ ám ảnh về số phận chung của con người: Cái chết, tôi niệm giữ đức tin vào những điều tốt đẹp. Tôi cầu mong cuộc sống ngày càng lương thiện, ấm áp hơn. Tôi thường ước ao được viết bằng xúc động sâu lắng, trong sáng bởi tình yêu thương con người".

Nguyễn Hữu Quý đã viết nhiều, viết sâu về đề tài thương binh, liệt sĩ. Đó là những lời thơ viết bằng cả gan ruột, không một chút điệu đàng, mà như tứa máu trong từng con chữ. Đọc lại 5 tập thơ, 2 tập bút ký và 1 tập tiểu luận phê bình văn học của Nguyễn Hữu Quý xuất bản trong 10 năm qua, tập "Mười nghìn khát vọng" thấm đậm đề tài thương binh liệt sĩ. Riêng tập "Bông Huệ trắng" chỉ có 26 bài thơ, nhưng có tới 6 bài anh viết về những đồng đội đã hy sinh.

Càng sống gần Nguyễn Hữu Quý, càng đọc thơ, bạn bè càng cảm động trước cái tâm đằm thắm, đôn hậu và nhân từ của anh. Bằng thể thơ lục bát, với bài "Nén nhang đồng đội", anh như đang trò chuyện với những liệt sĩ nằm dưới mộ. Anh như nói với họ rằng: Sự hy sinh của các đồng chí, các bạn đã góp phần cho sự đơm hoa kết trái độc lập tự do dân tộc.

Với "Nỗi niềm", anh lại dùng những lời thơ của mình để an ủi những người vợ liệt sĩ trong cái việc đầy đau khổ là đi bước nữa, sang ngang lần nữa: "Chị ơi!, Đò cứ sang ngang/ Sông xưa vẫn sóng mang mang nối lời/ Gió lành ru lá trầu tươi/ Bao nhiêu đồng đội anh tôi cùng về". Bằng cái tâm, bằng sự thông minh tìm tòi sáng tạo, để rồi bằng thơ, Nguyễn Hữu Quý dành những tình cảm trân trọng nhất cho những người lính của nhân dân đã ngã xuống trên chiến trường, đồng thời anh cũng dành những tình cảm da diết ấy cho những người mẹ, người vợ, người con của liệt sĩ. Tình cảm đối với sự mất mát đau thương của gia đình và người lính trong chiến tranh cứ dồn nén trong người anh.

Anh đã chia sẻ với mọi người, đã trở thành cao trào với "Khát vọng Trường Sơn", với "Mười nghìn bát hương" là mười nghìn: chiếc gậy của thời đôi mươi, ngôi sao cháy, tiếng chuông ngân, trái tim neo ở đầu nguồn, đôi vai từng gánh Trường Sơn, đôi tay mở rừng xẻ núi, đôi chân bám trên trọng điểm, đôi mắt ngước hái mây chiều, ngọn đèn thắp miền dông bão, bếp ấm giữa lòng rừng xanh, cơn mưa, cơn nắng, trận sốt bạc rừng nguyên sinh, vết đau, vòng trăng… những cái chết đã hóa thành bất tử, thêm rạng ngời bảng vàng Tổ quốc, muôn đời sau con cháu vẫn ghi ơn…

"Khát vọng Trường Sơn" của Nguyễn Hữu Quý đã đoạt giải nhì mà không có giải nhất trong cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1996. Đó là giải thưởng lớn đầu tiên của tập thơ đầu tiên trong thơ đầy khát vọng của Nguyễn Hữu Quý. Từ đó, theo đà, thơ Nguyễn Hữu Quý cứ "tuôn chảy" nhiều bài thơ hay, trong đó có nhiều bài thơ lục bát với nhiều câu phập phồng hơi thở và hồn vía của ca dao, neo đậu trong tâm trí người đọc.

Mỗi tác phẩm của Nguyễn Hữu Quý đều có giá trị sáng tạo, giá trị chân - thiện - mĩ, giá trị trong các cuộc thi và anh đã đoạt giải ba trong cuộc thi bút ký của tuần báo Văn nghệ năm 2002-2003, đoạt giải C trong cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật cho thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng 2001-2002, đoạt giải tư trong cuộc thi sáng tác văn học cho thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam - Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em và đại diện UNICEF tại Việt Nam tổ chức năm 2001, đoạt giải B giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 1999-2004 với trường ca "Sinh ở cuối dòng sông" và rất nhiều giải khác.

Nguyễn Hữu Quý sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đã phải gánh chịu nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt và đã từng chứng kiến bao cuộc đời và số phận con người trong suốt gần 35 năm làm anh bộ đội Cụ Hồ, có lẽ vì thế mà anh luôn đau đáu về vết thương chiến tranh, về "Cái chết", ám ảnh số phận chung của con người và bằng cảm xúc sâu lắng, mà viết, mà đền ơn đáp nghĩa. Hiện anh là Đại tá, công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội và đang tiếp tục viết bằng cái tâm trong sáng của mình để xứng đáng với sự mong mỏi của bạn đọc.



Bùi Thị Thu Hà (Theo www.baomoi.com)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 ĐĂNG NHẬP 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ

 Dịch vụ thư viện 


 Học trò...cười 


 Tìm kiếm 
Trang chủ    ¤   Kho tài nguyên    ¤   Rss    ¤   Sơ đồ site    ¤   Tìm kiếm    ¤   Thăm dò dư luận

Thời gian mở trang: 0.150 giây. Số lần truy cập CSDL: 8
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.