| Tin tức | Tài liệu nghiệp vụ | MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CÁCH ĐIỂM SÁCH
 
 Sách hay mỗi ngày 
 Thư viện số 

 Ảnh hoạt động 

  Trao quà và kết thúc hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014

  Thầy cô chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị

     CBTT trình bày trong hội nghị

   TT tổ chức Hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014. 

     SV tìm kiếm TL trên CSDL của TT

     SV tra cứu tủ mục lục

     TT tổ chức buổi “Hướng dẫn và hỗ trợ TL học tập

      TT tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”

     TT tổ chức "Hội nghị bạn đọc

     Chụp ảnh lưu niệm tại TT

     Giám đốc TT giới thiệu CSVC của TT

      Ban dự án Phần Lan và Ban giám hiệu nhà trường thăm TT

     Sinh viên thực hành kỹ năng tìm kiếm thông tin 

        Cán bộ TT hướng dẫn SV kỹ năng tìm kiếm thông tin

     Hội thảo về "Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên web của TT và trên internet"

     SV tìm kiếm thông tin và học tập tại Trung tâm 

     Giám đốc Trung tâm phát biểu.

 

     Phát biểu của Hội trưởng hội khuyến học trường.

     Hiệu trưởng phát biểu

     Hội khuyến học CĐSP trao tặng máy tính để SV học tập  nghiên cứu tại TTHTHT-Thư viện.

     CBTT giới thiệu sơ đồ chỉ dẫn và hướng dẫn tra cứu tài liệu, sử dụng tài nguyên  TT trong buổi hướng dẫn SV K17 sử dụng thư viện.  

    SV K17 các ngành đào tạo tham gia buổi hướng dẫn sử dụng thư viện tại Trung tâm HTHT-Thư viện.

 Danh ngôn  
 

 
Tin tức » Tài liệu nghiệp vụ 29.03.2024 14:07
MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CÁCH ĐIỂM SÁCH
23.05.2012 16:27

Viết bài điểm sách như thế nào?

·   Có hai định hướng khi viết điểm sách: 

- Điểm sách mô tả đưa ra thông tin cơ bản về cuốn sách. Điều này được thực hiện bằng việc mô tả và giải thích, nêu rõ những mục tiêu nhận thức và mục đích của tác giả, và bằng cách trích dẫn những đoạn nổi bật trong cuốn sách.

- Điểm sách phê bình đưa ra những đánh giá về giá trị của cuốn sách, trong những hệ thống những tiêu chuẩn về văn học và lịch sử được chấp nhận, và đưa ra nhận xét về giá trị của cuốn sách cùng với những trích dẫn cụ thể từ văn bản. Những gợi ý sau đây có thể hữu dụng trong việc viết một bài điểm sách phê bình.

·   Những yêu cầu cơ bản 

Để viết được một bài điểm sách phê bình, người điểm sách cần phải hiểu hai điều sau:

- Hiểu tác phẩm cần viết điểm sách: Điều này yêu cầu không chỉ những nỗ lực trong việc hiểu mục đích của tác giả và hiểu làm thế nào mà các bộ phận cấu thành của tác phẩm được thiết lập mà càn phải hiểu về tác giả: quốc tịch, thời đại, các tác phẩm khác...

- Những yêu cầu về thể loại: Điều này nghĩa là phải hiểu về các hình thức nghệ thuật và chức năng của chúng. Nếu không có những kiến thức này, người viết điểm sách sẽ không có một chuẩn lịch sử hoặc phê bình để đánh giá giá trị của cuốn sách.

·   Điểm qua các yếu tố cần thiết 

- Mô tả cuốn sách: Nên đưa ra cho độc giả một mô tả đầy đủ về cuốn sách mà có thể giúp họ có một vài hiểu biết về suy nghĩ của tác giả. Miêu tả này không phải là một tóm tắt. Nó có thể làm nền tảng cho nhiều nhận xét quan trọng.

- Thảo luận về tác giả: Thông tin tiểu sử có liên quan tới chủ đề điểm sách và tăng cường sự hiểu biết của người đọc về tác phẩm được bàn tới.

- Thẩm định cuốn sách: Một bài điểm sách phải là một đánh giá đáng tin cậy, bao gồm:

+ Luận điểm nêu được hiểu biết của người điểm sách về mục đích của tác giả.

+ Liệu mục đích của tác giả đã được hay chưa.

+ Những dẫn chứng chứng minh cho nhận xét của người viết điểm sách về thành tựu của tác giả.

·   Trong khi đọc sách: 

- Đọc sách cẩn thận.

- Đánh dấu những đoạn có thể trích dẫn.

- Ghi chép lại những ấn tượng của bạn khi đọc sách.

- Dành thời gian để suy ngẫm về những gì bạn đọc để có thể có thể đánh giá cuốn sách tốt hơn.

- Lưu ý về sự cần thiết phải tạo được một ấn tượng rõ ràng đối với người đọc.

·   Phác thảo bài điểm sách 

Một phác thảo sẽ giúp bạn nắm vững cách thức tổ chức của một bài điểm sách, xác định được luận điểm chính của bài điểm sách, loại bỏ những yếu tố không cần thiết hoặc không liên quan, sửa chữa những sai sót và bổ sung những điểm còn thiếu.

- Kiểm tra các ghi chép mà bạn có và loại bỏ những ghi chép không liên quan tới luận điểm chính.

- Bằng cách sắp xếp những chủ đề thảo luận thành từng nhóm, các vấn đề về cuốn sách sẽ xuất hiện, ví dụ như đề tài, nhân vật, cấu trúc...

- Ghi lại tất cả những tiêu đề chính của phác thảo và bổ sung các ý nhỏ hơn.

- Tất cả các đoạn đều phải hỗ trợ cho luận điểm chính của bạn.

·   Bản nháp đầu tiên 

- Những đoạn mở đầu phải tạo ra giọng điệu cho cả bài viết. Đoạn giới thiệu thường có câu nhận định về:

+ Luận điểm chính

+ Mục đích của tác giả

+ Tính thời sự của cuốn sách hoặc ý nghĩa của cuốn sách

+ So sánh cuốn sách với những cuốn sách khác cùng/khác tác giả hoặc so sánh với các cuốn sách cùng thể loại

+ Tác giả.

- Phần giữa của bài điểm sách sẽ phát triển luận điểm chính của bạn. Bạn có thể viết theo phác thảo hoặc điều chỉnh để đưa ra những luận điểm xa hơn. Mục đích của bài điểm sách là thúc đẩy luận điểm chính của bạn. Đặt các trích dẫn vào trong dấu ngoặc kép, hoặc để lùi vào, và có chú thích chân trang.

- Đoạn kết luận tổng hợp hoặc nhắc lại luận điểm chính hoặc đưa ra một đánh giá cuối cùng về cuốn sách. Không đưa ra thông tin mới hoặc ý kiến mới trong phần kết luận.

·   Chỉnh sửa bản nháp

- Dành thời gian ít nhất một ngày trước khi bắt đầu chính sửa bản nháp.

- Sửa lỗi ngữ pháp và các dấu chấm câu.

- Đọc lại bài viết một lần nữa, xem xét về tính thống nhất, tổ chức và phát triển.

- Nếu cần thiết, không nên do dự trong việc có những sửa đổi lớn trong bản nháp của bạn.

- Kiểm tra tính chính xác của các trích dẫn, xem xét lại về cách trình bày và nội dung của tài liệu tham khảo.  

·   Một số điều cần cân nhắc 

* Sách hư cấu 

- Nguyên tắc đầu tiên: không tiết lộ hết câu chuyện!

Nhân vật 

- Nhân vật được xây dựng nên từ những nguồn nào?

- Thái độ của tác giả đối với những nhân vật của ông/bà ta?

- Nhân vật tẻ nhạt hay sống động?

- Có sự phát triển của nhân vật không?

- Nhân vật được mô tả trực tiếp hay gián tiếp?

Đề tài 

- Những đề tài chính của cuốn sách là gì?

- Làm thế nào những đề tài này có liên hệ với nhau và chúng được phát triển như thế nào?

- Đề tài này là truyền thống và quen thuộc hay mới và độc đáo?

- Có đề tài thuộc về tâm lý, xã hội, giải trí... hay không?

Cốt truyện 

- Những yếu tố khác nhau của cốt truyện (ví dụ mở đầu, cao trào, kết thúc) được xử lí như thế nào?

- Mối quan hệ giữa cốt truyện và việc phác họa nhân vật?

- Làm thế nào yếu tố tình cờ trở nên phức tạp hoặc được giải quyết?

- Những yếu tố bí ẩn và hồi hộp là gì?

- Những yếu tố khác của cốt truyện tạo nên sự phức tạp và giúp giải quyết vấn đề là những yếu tố nào?

- Có cốt truyện phụ hay không? Và cốt truyện phụ này có liên hệ với cốt truyện chính như thế nào?

- Có cốt truyện sơ cấp và thứ cấp đối với một vài yếu tố cơ bản khác của câu chuyện (nhân vật, bối cảnh, phong cách...) hay không?

Phong cách 

- “Tính trí tuệ” của văn bản (ví dụ sự đơn giản, rõ ràng) là gì?

- “Tính cảm xúc” của văn bản (ví dụ như sự hài hước, hóm hỉnh, châm biếm) là gì?

- “Tính thẩm mĩ” của văn bản (ví dụ sự hài hòa, tính nhịp điệu) là gì?

- Những yếu tố phong cách được sử dụng (ví dụ như tính biểu tượng, mô típ, tính giễu nhại, ngụ ngôn...) như thế nào?

- Những đoạn hội thoại hữu ích như thế nào?

Bối cảnh 

- Bối cảnh là gì? Và bối cảnh có đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm hay không?

- Liệu có một bầu không khí được đem đến trong tác phẩm hay không? Và nếu có, thì nó được đem đến bằng cách nào?

- Những ảnh hưởng của khung cảnh được sử dụng trong tác phẩm là gì và chúng quan trọng như thế nào?

- Liệu bối cảnh có ảnh hưởng hoặc tác động tới nhân vật hoặc cốt truyện hay không?

* Sách tiểu sử 

- Liệu cuốn sách có cung cấp một bức tranh “tổng quan” về đối tượng?

- Những giai đoạn nào trong cuộc đời của nhân vật được bàn tới nhiều nhất và điều này có hợp lí hay không?

- Điểm nhìn của tác giả?

- Những vấn đề chính được sắp xếp như thế nào: theo niên đại thời gian hay hồi tưởng...?

- Những nguồn tư liệu nào được sử dụng để chuẩn bị cho cuốn sách tiểu sử này?

- Liệu đây có phải là một cuốn sách tài liệu?

- Những sự kiện mới, quan trọng về cuộc đời của nhân vật được đề cập đến trong cuốn sách là gì?

- Tác giả có nỗ lực để tìm kiếm những động cơ sâu kín của nhân vật?

- Mối quan hệ giữ sự nghiệp của nhân vật và lịch sử đương đại là gì?

- Cuốn sách tiểu sử này so sánh với những cuốn sách khác về cùng một đối tượng như thế nào?

- Cuốn sách này được so sánh với những cuốn sách khác của cùng một tác giả như thế nào?

* Sách Lịch sử

- Giai đoạn đặc biệt được đề cập tới trong cuốn sách là gì?

- Cách xử lí như thế nào?

- Có những nguồn nào được sử dụng?

- Cuốn sách được viết theo phong cách nào?

- Quan điểm của tác giả là gì? Hoặc luận điểm chính của tác giả là gì?

- Cách xử lí này hời hợt hay sâu sắc?

- Cuốn sách nhấn mạnh vào lịch sử xã hội hay lịch sử chính trị?

- Cuốn sách có được sửa đổi hay không? So sánh cuốn sách với những ấn bản ra đời sớm hơn?

- Bản đồ, hình minh họa, biểu đồ... có được sử dụng hay không và chúng được đánh giá như thế nào?

* Thơ ca

- Đây có phải là một tác phẩm cá tính, độc đáo hay không?

- Tác phẩm thuộc thể loại thơ nào (trữ tình, sử thi...)?

- Những thủ pháp thi ca đã được sử dụng (nhịp điệu, hình ảnh, vần điệu...) và hiệu quả của chúng?

- Mối quan tâm trung tâm của bài thơ là gì và nó có được thể hiện hiệu quả hay không?

                                 Hà Nguyễn dịch từ Dalhousie University



Bùi Thị Thu Hà (Theo www.nxbtrithuc.com.vn)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 ĐĂNG NHẬP 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ

 Dịch vụ thư viện 


 Học trò...cười 


 Tìm kiếm 
Trang chủ    ¤   Kho tài nguyên    ¤   Rss    ¤   Sơ đồ site    ¤   Tìm kiếm    ¤   Thăm dò dư luận

Thời gian mở trang: 0.175 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.