| Tin tức | Tài liệu nghiệp vụ | HƯỚNG DẪN BIÊN MỤC THEO AACR 2
 
 Sách hay mỗi ngày 
 Thư viện số 

 Ảnh hoạt động 

  Trao quà và kết thúc hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014

  Thầy cô chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị

     CBTT trình bày trong hội nghị

   TT tổ chức Hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014. 

     SV tìm kiếm TL trên CSDL của TT

     SV tra cứu tủ mục lục

     TT tổ chức buổi “Hướng dẫn và hỗ trợ TL học tập

      TT tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”

     TT tổ chức "Hội nghị bạn đọc

     Chụp ảnh lưu niệm tại TT

     Giám đốc TT giới thiệu CSVC của TT

      Ban dự án Phần Lan và Ban giám hiệu nhà trường thăm TT

     Sinh viên thực hành kỹ năng tìm kiếm thông tin 

        Cán bộ TT hướng dẫn SV kỹ năng tìm kiếm thông tin

     Hội thảo về "Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên web của TT và trên internet"

     SV tìm kiếm thông tin và học tập tại Trung tâm 

     Giám đốc Trung tâm phát biểu.

 

     Phát biểu của Hội trưởng hội khuyến học trường.

     Hiệu trưởng phát biểu

     Hội khuyến học CĐSP trao tặng máy tính để SV học tập  nghiên cứu tại TTHTHT-Thư viện.

     CBTT giới thiệu sơ đồ chỉ dẫn và hướng dẫn tra cứu tài liệu, sử dụng tài nguyên  TT trong buổi hướng dẫn SV K17 sử dụng thư viện.  

    SV K17 các ngành đào tạo tham gia buổi hướng dẫn sử dụng thư viện tại Trung tâm HTHT-Thư viện.

 Danh ngôn  
 

 
Tin tức » Tài liệu nghiệp vụ 29.03.2024 18:20
HƯỚNG DẪN BIÊN MỤC THEO AACR 2
22.12.2010 08:19

Hướng dẫn biên mục theo AACR 2

1  Quy tắc chung 

1.1 Các nguồn thông tin 

- Sách, sách mỏng và các loại văn bản được in:                Trang nhan đề

- Các hồ sơ điện toán (tệp máy tính, nguồn tin điện tử):    Màn hình nhan đề

- Các loại hình vẽ (hình ảnh, đồ hình treo tường):              Chính tài liệu

- Bản đồ:                                                                        Chính tài liệu

- Vi phẩm:                                                                       Khung nhan đề

- Phim điện ảnh và băng ghi hình:                                     Chính tài liệu

- Các bản nhạc:                                                              Trang nhan đề

- Tài liệu ghi âm, đĩa:                                                       Nhãn

- Băng:                                                                           Chính tài liệu và nhãn

- Ấn phẩm liên tục:                                                          Số đầu tiên có được. 

Các trường hợp đặc biệt

Nếu tài liệu có nhiều nguồn thông tin chính có thể lựa chọn theo nguyên tắc:

- Nếu có nhiều năm xuất bản thì dùng năm xuất bản gần đây nhất.

- Tài liệu viết bằng ngôn ngữ nào thì lấy thông tin chính từ trang nhan đề bằng ngôn ngữ đó.

- Nếu tài liệu có nhiều ngôn ngữ thì sử dụng nguồn thông tin của ngôn ngữ xuất hiện đầu tiên theo trật tự sắp xếp ký tự.

1.2 Dấu phân cách trong mô tả

- Dấu chấm (.) và dấu phẩy (,) dấu bằng (=):   khoảng trống sau

- Dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu gạch chéo (/):  khoảng trống trước, sau. 

* Chú ý: Theo MARC 21, mỗi dấu trường con ($a,$b,$c....) khi hiển thị dưới dạng mô tả thư mục được mặc định tương đương với một khoảng trống.

2 Quy tắc mô tả các dạng tài liệu

2.1 Sách, chuyên khảo

2.1.0 Tiêu  đề mô tả

a. Tác giả cá nhân: Mô tả theo trật tự họ tên, nếu trật tự thuận mô tả đúng, nếu trật tự không thuận thì mô tả đảo. Theo sau phần họ là dấu phẩy.

- Nếu họ tác giả là họ kép (có gạch nối hoặc không có gạch nối -thường là phụ nữ lấy họ chồng): mô tả đảo cả họ kép.

- Nếu việc xác định họ không chắc chắn : mô tả đảo tên cuối cùng của họ.

- Họ tên tác giả bao gồm cả mạo từ và giới từ: le, van, de... mô tả đảo tên kèm theo cả mạo từ và giới từ: ví dụ: De Mornay, Rebecca ( không áp dụng với trường hợp chỉ bao gồm tên và từ, cụm từ liên hệ với tên - không bao gồm họ : ví dụ: Leonardo, da Vinci).

- Nếu tác giả là tên viết tắt  :  mô tả theo tên viết tắt đó.

- Nếu tên tác giả có kèm theo danh hiệu hay tiếng xưng hô,…nếu được nêu trong nguồn thông tin chính có thể mô tả  theo sau dấu phẩy như với tên bao gồm họ.

- Nếu tên bao gồm cả họ và danh hiệu thì chỉ mô tả tên, bỏ danh hiệu

- Nếu tên họ tác giả bao gồm chữ viết tắt thì thêm phần đầy đủ (nếu biết) vào trong dấu móc đơn. 

- Tác giả là tên bút hiệu: lấy bút hiệu được tìm thấy trong nguồn thông tin chính làm tiêu đề chính. Nếu có nhiều bút hiệu hoặc có cả bút hiệu và tên thật thì thiết lập một tiêu đề chuẩn tuỳ theo mức độ thông dụng.

- Mô tả theo tên tác giả quan trọng hơn, nếu ngang bằng nhau thì mô tả theo tác giả đầu tiên.

- Tác giả có nhiều tên gọi khác nhau: Mô tả theo tên tác giả được nêu trong nguồn thông tin chính hoặc được nhiều người biết đến nhất hoặc được nhắc đến nhiều nhất trong các nguồn tham khảo.

- Trường hợp chỉ có người biên soạn:

+ Nếu chỉ soạn lại hay sắp xếp lại, tóm tắt trên cơ sở một tác phẩm khác thì không mô tả theo người biên soạn.

+ Nếu biên soạn lại làm thay đổi nội dung và bản chất của tác phẩm thì mô tả theo người biên soạn.

+ Đối với sách giáo khoa và từ điển: Lập theo tên người biên soạn

- Các trường hợp thêm vào sau họ tên tác giả để tôn vinh, giải thích, phân biệt...để trong dấu ngoặc đơn. ví dụ: Smith, Joan E. (Joan Elaine).

- Tên tác giả là tên viết tắt: mô tả đúng theo tên viết tắt.

- Chú ý: Người biên tập (editor) không được coi là tác giả.Trở về đầu văn bản             

b. Tác giả tập thể        

*  Lập tiêu đề mô tả cho những trường hợp:

- Các chính phủ : dùng tên thường gọi nhất của nước đó, hoặc thành phố, tỉnh…

- Nếu tên tập thể có nhiều tên gọi khác nhau : dùng tên xuất hiện trong nguồn thông tin chính. Nếu trong nguồn thông tin chính có nhiều tên khác nhau thì có thể chọn lựa theo thứ tự 3 tiêu chí : tên không có liên hệ với từ được dùng trong nguồn thông tin chính, tên thường dùng nhất, tên rút gọn, hình thức mới dùng nhất.

- Nếu tên tập thể bị trùng tên với một tập thể khác, có thể phân biệt bằng cách thêm vào tên địa danh đặt trụ sở của tập thể đó (như tên nước, tỉnh thành, bang..) trong dấu móc đơn.

- Văn kiện chính thức, chỉ thị nghị quyết của Đảng, Nhà nước. Các tài liệu chính thức của các cơ quan đoàn thể...

- Tác giả tập thể là tên các cơ quan chính quyền và quản lý cấp cao của Nhà nước: Tên nước. Tên cơ quan ( tên nước không lấy thể chế chính trị trừ Việt Nam)

- Ví dụ: Việt Nam (CHXHCN). Quốc hội. Khoá (6). Kỳ họp (2)

- Văn kiện chính thức của các cơ quan chính quyền và cơ quan quản lý địa phương như UBND, Sở...:  Tên địa phương. Tên cơ quan

- Tài liệu của Đảng cộng sản Việt Nam:  Mô tả đúng tên

- Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương. Bộ Chính trị

- Văn kiện đại hội:  Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đại hội (6; 1986 ; Hà Nội)

- Tài liệu hiến pháp, hiệp ước, điều lệnh:  Ví dụ: Việt Nam. Hiến pháp (1959)   

c. Lập tiêu đề theo tên sách cho các trường hợp sau :

- Sách khuyết danh, tác phẩm dân gian ...

- Tác phẩm có trên 3 tác giả và không có tác giả nào là chính.

- Tác phẩm là một sưu tập hoặc do soạn giả chịu trách nhiệm và có một nhan đề chung.

- Tác phẩm là một thánh thư hoặc tác phẩm cổ điển khuyết danh.

2.1.1 Nhan đề và thông tin về trách nhiệm

a) Nhan đề chính :  

- Mô tả đầy đủ, đúng theo trang tên sách nhưng không cần theo đúng cách chấm câu và viết hoa, nếu quá dài có thể dùng dấu 3 chấm.

- Tên sách bao gồm chữ số: mô tả đúng theo tên sách

- Tên sách không rõ ràng: có thể giải thích thêm nhưng để trong dấu []

- Tên sách có chữ viết tắt khó hiểu: có thể bổ sung đầy đủ trong dấu () trừ những trường hợp viết tắt thông dụng.

- Tên sách trong trang tên sách khác với tên sách ngoài bìa: Tên sách ngoài bìa ghi ở phần phụ chú\

- Tài liệu có 2 tên sách bằng 1 ngôn ngữ: mô tả theo tên đầu tiên.

- Tên sách của 2 lần xuất bản khác nhau: mô tả theo tên của lần xuất bản gần đây nhất, tên của lần xuất bản trước ghi ở phần phụ chú.

- Tên sách bao gồm cả tên tác giả: mô tả đúng cả tên tác giả nhưng không lặp lạI trong thông tin về trách nhiệm.

- Tên sách chỉ có tên tác giả cá nhân hoặc tập thể: mô tả đúng.

- Trang tên sách có tên tuyển tập và tên riêng: mô tả tên tuyển tập, tên riêng ghi phần phụ chú

- Trang tên sách có tên các tên sách của nhiều tác giả khác nhau, không có tên chung: Chỉ làm một phần mô tả duy nhất cho nộI dung nào chiếm ưu thế và ghi tên sách kia trong phụ chú. Nếu không có tên sách nào chiếm ưu thế có thể mô tả tất cả các nhan đề theo thứ tự xuất hiện lần lượt tác phẩm, tác giả và cách nhau dấu chấm.

- Trang tên sách có nhiều tên sách của cùng một tác giả: Mô tả lần lượt tên sách cách nhau dấu chấm phẩy.

- Tên sách song song bằng nhiều thứ tiếng: Mô tả nhan đề chính bằng ngôn ngữ của ấn phẩm, nếu có hơn 2 ngôn ngữ chính thì mô tả theo ngôn ngữ đầu tiên.

- Nếu không có nhan đề trong nguồn thông tin chính có thể lấy nhan đề từ phần còn lại của tài liệu hoặc từ một nguồn khác. Nếu không thể tìm thấy có thể tự tạo một nhan đề mang tính mô tả nhưng ngắn gọn cho tài liệu và để trong dấu móc vuông.Trở về đầu văn bản

b) Định danh tài liệu tổng quát$h [  ]: ghi trong dấu móc vuông , ví dụ [tài liệu ghi hình], [tài liệu ghi âm], [hồ sơ điện toán]Nếu tài liệu là một phiên bản từ một tài liệu thuộc dạng khác: dùng định danh tài liệu cho phiên bản mới.

c) Nhan đề song song=$b mô tả tối đa 2 nhan đề song song

d) Phụ đề

- Bổ sung cho đề tài nội dung, thể loại ...

- Nếu có nhiều thông tin bổ sung: cách nhau dấu hai chấm.

- Nếu thông tin quá dài có thể được rút gọn.

e) Thông tin trách nhiệmCác tác giả trong cùng một nhóm được cách nhau bằng dấu phẩy , khác nhóm cách nhau dấu chấm phẩy.

- Từ 1 đến 3 tác giả cá nhân hoặc tập thể: mô tả cả 3

- Từ trên 3 tác giả: mô tả 1 người hoặc một tập thể đầu tiên,...[và những người khác] hoặc[và những tập thể khác]

- Từ 1-2 tác giả cộng tác: mô tả cả 2

- 3 tác giả cộng tác trở lên: mô tả 1,...

- Loại bỏ các danh hiệu, trình độ chuyên môn…được gán theo tên, trừ trường hợp bị trùng phải phân biệt rõ ràng (ví dụ: cha, con).

2.1.2 Vùng lần xuất bảnTrường 250:

Số lần xuất bản ghi bằng chữ số Arập, thông tin trách nhiệm về lần xuất bản ghi sau dấu (/).

- Thay thế các chữ bằng các chữ viết tắt theo tiêu chuẩn: ví dụ: ed.

- Thay thế các chữ bằng các con số khi thích hợp: 3rd ed. 2.1.3    Địa chỉ xuất bảnTrường 260

          a) Nơi xuất bản

- Những thông tin lấy từ nguồn khác không chính thức.

- Nếu Nhà xuất bản có trụ sở ở nhiều nơi: mô tả theo tên đầu tiên hoặc trụ sở ở quốc gia của mình.

- Không viết tắt.

- Nếu có 2 nơi xb, ghi lại tên nơi xb đầu tiên, nếu 1 trong nhóm còn lại được ghi nổi bật trong nguồn thông tin chính thì cũng ghi lại nơi và tên nxb..đó. Hai nơi xuất bản cách nhau dấu (;)

- Không nơi xuất bản hoặc không chắc chắn: bỏ qua không mô tả.

- Loại bỏ các từ đi kèm tên nơi xuất bản.Trở về đầu văn bản

b) Nhà xuất bản$b

- Loại bỏ các từ đi kèm.

- Nếu không biết rõ tên Nhà xuât bản: Bỏ qua không mô

- Nếu tên xuất bản là một nhà phát hành: có thể thêm [ nhà phát hành]

- Hai Nhà xuất bản cách nhau dấu chấm phẩy.

c) Năm xuất bản$c Theo chữ số Arập

- Năm xuất bản trên trang tên sách khác Bìa: mô tả theo trang tên sách (bìa): 1979(bìa 1978)

- Không có năm xuất bản: Theo năm in, năm nộp lưu chiểu, năm xb trên tài liệu kèm theo.

- Kèm theo năm bản quyền sau cùng tìm thấy trong tài liệu ( thêm "c": ví dụ: c1990)

- Không xác định được năm xuất bản, lấy năm gần đúng [kh. 1992] Trở về đầu văn bản

2.1.4 Mô tả vật chất Trường 300

a) Khối lượng trang : $a

- Nếu tài liệu gồm nhiều phần chính được đánh số trang,, ghi lại số trang của từng phần theo thứ tự xuất hiện trong tài liệu, cách nhau dấu phẩy :  200, 300 tr.

- Tài liệu có nhiều tập, số trang đánh nối tiếp: Tr. 452-828

- Loại bỏ các phần không được ghi số trang và những phần thứ yếu (như  số trang bằng chữ lamã).

- Nếu tài liệu không ghi số trang hay có quá nhiều phần được ghi số trang thì chỉ ghi: 1 t.

- Mô tả tờ rời: ghi số lượng một tập : 1t. hoặc 2 t. hoặc 10 t.

b) Minh họa $b Tranh ảnh, bản đồ....: Nếu có từ 3 minh hoạ trở lên thì chỉ ghi: minh hoạ, minh hoạ màu...

c) Khổ sách : $c Ghi theo chiều cao ,có thể làm tròn số. Nếu chiều ngang lớn hơn chiều dài thì mô tả cả hai chiều: cao x ngangd) Tài liệu đi kèm : $e

- Tập ảnh, đĩa...: + 1 đĩa....

- Nếu tài liệu đi kèm có số trang, minh hoạ...: mô tả trong móc đơn (tr. ; khổ)

- Nếu tài liệu đi kèm không quan trọng nên ghi trong phần phụ chú hoặc bỏ qua.

2.1.5 Tùng thưTrường 490:

Mô tả tên gọi một loại sách có nội dung liên quan đến 1 vấn đề nhất định hoặc phục vụ cho một đối tượng.

- Nếu có phần chung và phần phụ thuộc: cách nhau dấu chấm và một cách.

- Tùng thư có số ,tập : mô tả số, tập sau tên tùng thư, cách nhau dấu chấm phẩy.Sử dụng “s.” cho số và “t.” cho tập.

- Tùng thư có nhan đề song song, phụ đề, tác giả: mô tả như  sách.

            2.1.6  Ghi chú Trường 500-599

Mỗi ghi chú cách nhau một dấu chấm. Thông tin còn lại của ghi chú được cách bằng dấu hai chấm.Các loại ghi chú: Lập các ghi chú cho bản chất của tài liệu, ngôn ngữ, phóng tác từ một tác phẩm khác, người cộng tác khác, ấn bản, các chi tiết vật chất, tài liệu kèm theo, phụ trương, thư mục, đối tượng sử dụng, các hình thức phát hành khác, tóm tắt, nội dung....

*  Các trường hợp đặc biệt  Sách nhiều tậpCó 2 cách mô tả

- Nếu sách nhiều tập mà mỗi tập có một tên riêng: có 2 cách:

+ Mô tả theo tên riêng, tên chung và số tập ghi vào phần tùng thư.

+ Mô tả theo tên chung.$nSố tập,$pTên riêng của tập

- Sách nhiều tập nhưng chỉ có một tên chung: Mô tả theo tên chung, số tập được thống kê lần lượt; Năm xuất bản ghi năm xuất bản tập đầu - năm xuất bản tập cuốI; không ghi số lượng trang mà chỉ ghi số lượng tập. 

            Mô tả tuyển tập

           Bao gồm nhiều tác phẩm của một hay nhiều tác giả trong cùng một ấn phẩm :

- Có tên chung :  Mô tả theo tên chung, còn lại nhập ở phần phụ chú.

- Không có tên chung : - Nếu có từ 1 – 3 tác giả, tác phẩm , mô tả như sách đơn.

- Từ 4 tác giả, tác phẩm trở lên: mô tả tác giả, tác phẩm đầu tiên, còn lại ghi phần phụ chú.



Bùi Thị Thu Hà (Theo www.lic.hanu.vn)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 ĐĂNG NHẬP 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ

 Dịch vụ thư viện 


 Học trò...cười 


 Tìm kiếm 
Trang chủ    ¤   Kho tài nguyên    ¤   Rss    ¤   Sơ đồ site    ¤   Tìm kiếm    ¤   Thăm dò dư luận

Thời gian mở trang: 0.266 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.