| Tin tức | Tài liệu nghiệp vụ | BẢNG THUẬT NGỮ NGÀNH THÔNG TIN THƯ VIỆN
 
 Sách hay mỗi ngày 
 Thư viện số 

 Ảnh hoạt động 

  Trao quà và kết thúc hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014

  Thầy cô chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị

     CBTT trình bày trong hội nghị

   TT tổ chức Hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014. 

     SV tìm kiếm TL trên CSDL của TT

     SV tra cứu tủ mục lục

     TT tổ chức buổi “Hướng dẫn và hỗ trợ TL học tập

      TT tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”

     TT tổ chức "Hội nghị bạn đọc

     Chụp ảnh lưu niệm tại TT

     Giám đốc TT giới thiệu CSVC của TT

      Ban dự án Phần Lan và Ban giám hiệu nhà trường thăm TT

     Sinh viên thực hành kỹ năng tìm kiếm thông tin 

        Cán bộ TT hướng dẫn SV kỹ năng tìm kiếm thông tin

     Hội thảo về "Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên web của TT và trên internet"

     SV tìm kiếm thông tin và học tập tại Trung tâm 

     Giám đốc Trung tâm phát biểu.

 

     Phát biểu của Hội trưởng hội khuyến học trường.

     Hiệu trưởng phát biểu

     Hội khuyến học CĐSP trao tặng máy tính để SV học tập  nghiên cứu tại TTHTHT-Thư viện.

     CBTT giới thiệu sơ đồ chỉ dẫn và hướng dẫn tra cứu tài liệu, sử dụng tài nguyên  TT trong buổi hướng dẫn SV K17 sử dụng thư viện.  

    SV K17 các ngành đào tạo tham gia buổi hướng dẫn sử dụng thư viện tại Trung tâm HTHT-Thư viện.

 Danh ngôn  
 

 
Tin tức » Tài liệu nghiệp vụ 20.05.2024 01:17
BẢNG THUẬT NGỮ NGÀNH THÔNG TIN THƯ VIỆN
06.12.2010 10:19

Giới thiệu đến các bạn sinh viên chuyên ngành thư viện một số thuật ngữ thường sử dụng trong ngành học của mình để các bạn tham khảo thêm.

Access point  (Điểm truy dụng/ truy cập): Từ/cụm từ sử dụng để có được thông tin từ một công cụ truy xuất hay một  hệ thống sắp xếp. Khi làm thư mục hay chỉ mục, “access point” là tên, tựa đề, và chủ đề cụ thể được người biên mục hay chỉ mục chọn tạo ra để lưu trữ siêu dữ liệu, cho phép truy xuất dữ liệu đó.

Added entry: Tiêu đề mô tả bổ sung. Một đặc điểm giúp cho việc xác định tài liệu nhưng không phải là điểm truy cập chính; là một phiên bản rút gọn của biểu ghi thư mục trong mục lục thẻ hoặc mục lục quyển

 Alphabetical catalog: Mục lục xếp theo trật tự chữ cái.

Author entry: Tiêu đề cho tác giả. Điểm truy cập đến biểu ghi bắt đầu bằng tên của người tạo ra gói thông tin.

Author/title access point: Điểm truy cập tác giả và tiêu đề trong quá trình xây dựng một điểm truy cập.

Authority control: Kiểm soát tính nhất quán. Kết quả của quá trình duy trì tính nhất quán các hình thức tiêu đề và cho thấy mối liên hệ giữa các tiêu đề để tìm các cụm từ hay đi với nhau.

Authority file: Hồ sơ tiêu đề chuẩn. tập hợp các biểu ghi chuẩn nhằm kiểm soát tính nhất quán

Authority record: Biểu ghi có kiểm soát

Authority work: Công tác biên mục (tạo ra các điểm truy cập) đối với tên, tựa đề hay chủ đề; riêng đối với biên mục tên và nhan đề, quá trình này bao gồm xác định tất cả các tên hay tựa đề và liên kết các tên/tựa đề không được chọn với tên/tựa đề được chọn làm điểm truy dụng. Đôi khi quá trình này cũng bao gồm liên kết tên và tựa đề với nhau. Đối với chủ đề, quá trình này bao gồm xác định và duy trì liên kết giữa các từ ngữ như từ đồng nghĩa, từ rộng, từ hẹp, và từ có liên quan.

Bibliographic control: Kiểm soát thư mục. Quá trình mô tả các mục trong danh mục và cho phép truy cập tên, tựa đề và chủ đề theo những mô tả đó. Tạo ra nhữhng hồ sơ lưu trữ đại diện cho mục thông tin thực. Quá trình này còn yêu cầu đặt biểu ghi thay thế vào hệ thống truy xuất để chỉ đến gói thông tin thực sự.

Bibliographic data: Dữ liệu thư mục. Thông tin được thu thập trong quá trình tạo lưu trữ danh mục.

Bibliographic database: Cơ sở dữ liệu thư mục. Tập hợp lưu trữ thư mục dưới dạng một cơ sở dữ liệu (xem thêm phần khác).

Bibliographic network: Mạng thư tịch. Hệ thống sử dụng chung một cơ sở dữ liệu thư mục; muốn truy dụng thì các thành viên phải trả tiền và các thành viên của hệ thống có thể đóng góp lưu trữ mới hay tải lưu trữ sẵn có.

Bibliographic record: Biểu ghi thư mục. Mô tả của một gói thông tin; những từ  dùng để mô tả gói thông tin về sau được gọi là “surrogate record” và “metadata record”

Bibliography: Thư mục. Bảng liệt kê tất cả các gói thông tin; Thư mục tổng hợp danh sách các nguồn liệu theo một chủ đề, tác giả, hay thời gian, v.v.

Book catalog: Mục lục quyển. Thư mục/ mục lục trong đó biểu ghi thay thế được in thành các trang sách và được đóng thành sách.

Broad classification: Phân loại tổng quát. Sự phân loại chỉ dựa trên các loại chính của hệ thống sắp xếp và  chỉ một hoặc hai phân loại phụ.

            Broader term: Thuật ngữ khái quát hơn. Từ ngữ đang được xem xét một cấp độ trong một danh mục nơi mà các từ chỉ khái niệm chủ đề được xem xét trong mối quan hệ thang bậc.

Browsing: Xem lướt. (xem lướt qua các chủ đề, tên hay nhan đề)

Call number: Mã số xếp giá. Số của tài liệu, thường bao gồm số phân loại (mô tả nội dung tài liệu hay một gói thông tin) và số của sách.

Card catalog: Mục lục thẻ. Các biểu ghi được in trên thẻ và đựng trong ngăn kéo chuyên dụng.

Catalog: Thư mục/mục lục. Công cụ truy cập các tài liệu trong các bộ sưu tập thông tin ví dụ như các thực thể như sách, băng video và đĩa CD trong thư viện; tác phẩm nghệ thuật trong bảo tàng; trang web trên mạng.

Cataloging: Công tác biên mục. Nếu làm trong các tổ chức phi lợi nhuận thì gọi là cataloging, nếu làm vì mục đích thương mại thì gọi là indexing.

Chief source of information: Nguồn thông tin chính. Dùng tạo ra phần mô tả của một biểu ghi thay thế như trang bìa sách, hình nhan đề phim hoạt hình hay nhãn băng đĩa.

CIP (Cataloging-in-Publication): Mô tả tiền xuất bản. Một chương trình biên mục do một cơ quan có thẩm quyền cung cấp cho nhà xuất bản gói thông tin, nhằm mục đích phát hành thư mục cùng với gói thông tin. Thông thường cụm từ này chỉ công tác biên mục do Thư viện Quốc hội thực hiện với các nhà xuất bản.

Classification: Sự phân loại.

Classification notation: Mã số phân loại bao gồm số, chữ, ký hiệu.

Classification schedule: Khung phân loại. Danh mục liệt kê trật tự thang bậc phân loại cùng với ký kiệu cho mỗi mức độ phân loại.

Classified catalog: Mục lục  sắp xếp biểu ghi thay thếtheo trật tự số phân loại

Close classification: Phân loại chi tiết. Cách phân loại thành các loại rất nhỏ có thể áp dụng cho những chủ đề rất cụ thể. Xem Broad classification.

Closed stacks: Kho đóng. khu vực lưu trữ chỉ nhân viên thư viện mới được phép đi vào, kho lưu trữ hay khu vực tương tự.

Continuing resource: Nguồn tin liên tục. Tài liệu được ấn hành nhiều phần, có khi thành các phần riêng biệt và có khi thông tin mới được tích hợp vào thông tin cũ. Xem thêm Intergrated resource; Serial.

Controlled vocabulary: Từ khóa có kiểm soát. Danh sách hay cơ sở dữ liệu về các thuật ngữ chủ đề trong đó các từ/cụm từ có chung khái niệm được nhóm lại với nhau. Thông thường chỉ một từ/ cụm từ được dùng trong mô tả tài liệu để truy cập; các từ khác được tham chiếu đến từ/cụm từ được chọn, có xác định mối quan hệ giữa những từ đó (ví dụ từ rộng hơn, hẹp hơn, có liên quan, v.v.). Có thể bao gồm ghi chú phạm vi của từ và trật tự sắp xếp.

Cutter number (số Cutter): Cách phân loại theo bảng chữ cái tất cả các tài liệu có cùng ký hiệu phân loại; được đặt tên theo Charles Ammi Cutter, người tạo ra cách phân loại này. Xem thêm Call number.

Database: Cơ sở dữ liệu.

Dewey Decimal Classification (DDC): Cách phân loại do Mevil Dewey tạo ra vào năm 1876 trong đó toàn bộ tri thức được chia thành 10 loại. 10 loại này lại được chia làm 10 loại nữa, và tiếp tục như thế. Cách phân loại này sử dụng 10 con số của hệ thống số Ả Rập. Tuy DDC mang tính liệt kê nhưng những ấn bản sau này có bổ sung nhiều ghi chú nhỏ.

Dublin Core (viết tắt cho Dublin Core Metadata Element Set): một bộ yếu tố được thống nhất trên khắp thế giới cho phép người tạo tài liệu điện tử “điền vào” để tạo lưu trữ siêu dữ liệu cho tài liệu.

ISBD (International Standard Bibliographic Description): Tiêu chuẩn thiết kế đầu những năm 1970 để làm dễ dàng việc trao đổi lưu trữ thư mục quốc tế. Theo đó các yếu tố dùng trong mô tả được chuẩn hoá, sắp theo thứ tự, và tách bạch bằng một hệ thống ký hiệu cụ thể.

ISBN:  Chỉ số chuẩn cho sách Số được quốc tế công nhận là con sô duy nhất cho một chuyên khảo nào đó.

ISSN (International Standard Serial Number): Chỉ số chuẩn quốc tế cho một ấn bản liên tục.

Main entry (record): Tiêu để mô tả chính; Thẻ mô tả chính: Biểu ghi thay thế có chứa toàn bộ thông tin lưu trữ do người tạo thư mục cung cấp.

MARC (Machine-Readable Cataloging) Tiêu chuẩn qui định các mã số đứng trước và xác định các thông tin chi tiết của một lưu trữ thư mục, cho phép máy “đọc” được lưu trữ đó và vì vậy hiển thị nó theo một cách nào đó giúp cho người sử dụng đọc được.

Metadata: Mô tả có mã hoá một gói thông tin (ví dụ: lưu trữ AACR2 với mã MARC, lưu trữ Dublinn Core, lưu trữ GILS, v.v.). Mục đích của siêu dữ liệu nhằm cung cấp một tầng dữ hiệu ở đó có thể chọn gói thông tin nào ta muốn xem hay tìm kiếm và khỏi phải tìm rất nhiều toàn văn không có liên quan.

Online Catalogue – Thư mục trực tuyến: Thư mục trong đó hồ sơ lưu được mã hóa để hiển thị trên máy tính và được lưu trữ trong bộ nhớ của máy hoặc đĩa CD; việc sắp xếp trong phạm vi bộ nhớ hoặc trên đĩa là không thích hợp với người sử dụng bởi vì nó được cấu tạo để trả lời một câu hỏi.

Subject entry – thẻ chủ đề: công cụ truy cập thông qua chủ đề của ấn phẩm Subject heading: Tiêu đề chủ đề : Từ/ cụm từ khái niệm chủ đề trong danh mục đề mục chủ đề và được dùng trong biểu ghi thư mục

Title entry: Thẻ nhan đề : một công cụ tra cứu nơi có thể tìm được biểu ghi thay thế thông qua  tên một gói thông tin.

UNI0N catalog: Mục lục liên hợp. Thư mục thể hiện những tài liệu ở nhiều thư viện hay kho tư liệu.



Bùi Thị Thu Hà (Theo www.lrc.ctu.edu.vn)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 ĐĂNG NHẬP 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ

 Dịch vụ thư viện 


 Học trò...cười 


 Tìm kiếm 
Trang chủ    ¤   Kho tài nguyên    ¤   Rss    ¤   Sơ đồ site    ¤   Tìm kiếm    ¤   Thăm dò dư luận

Thời gian mở trang: 0.161 giây. Số lần truy cập CSDL: 8
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.