| Tin tức | Tài liệu nghiệp vụ | ĐỊNH CHỦ ĐỀ TÀI LIỆU Ở VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO SỰ CHUẨN HOÁ
 
 Sách hay mỗi ngày 
 Thư viện số 

 Ảnh hoạt động 

  Trao quà và kết thúc hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014

  Thầy cô chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị

     CBTT trình bày trong hội nghị

   TT tổ chức Hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014. 

     SV tìm kiếm TL trên CSDL của TT

     SV tra cứu tủ mục lục

     TT tổ chức buổi “Hướng dẫn và hỗ trợ TL học tập

      TT tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”

     TT tổ chức "Hội nghị bạn đọc

     Chụp ảnh lưu niệm tại TT

     Giám đốc TT giới thiệu CSVC của TT

      Ban dự án Phần Lan và Ban giám hiệu nhà trường thăm TT

     Sinh viên thực hành kỹ năng tìm kiếm thông tin 

        Cán bộ TT hướng dẫn SV kỹ năng tìm kiếm thông tin

     Hội thảo về "Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên web của TT và trên internet"

     SV tìm kiếm thông tin và học tập tại Trung tâm 

     Giám đốc Trung tâm phát biểu.

 

     Phát biểu của Hội trưởng hội khuyến học trường.

     Hiệu trưởng phát biểu

     Hội khuyến học CĐSP trao tặng máy tính để SV học tập  nghiên cứu tại TTHTHT-Thư viện.

     CBTT giới thiệu sơ đồ chỉ dẫn và hướng dẫn tra cứu tài liệu, sử dụng tài nguyên  TT trong buổi hướng dẫn SV K17 sử dụng thư viện.  

    SV K17 các ngành đào tạo tham gia buổi hướng dẫn sử dụng thư viện tại Trung tâm HTHT-Thư viện.

 Danh ngôn  
 

 
Tin tức » Tài liệu nghiệp vụ 20.05.2024 02:55
ĐỊNH CHỦ ĐỀ TÀI LIỆU Ở VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO SỰ CHUẨN HOÁ
03.06.2011 14:24

Xem xét việc định chủ đề tài liệu dưới hai góc độ: quy trình thống nhất và bảng tiêu đề chủ đề. Đề xuất 4 biện pháp nhằm chuẩn hóa việc định chủ đề tài liệu ở Việt Nam.

Cùng với chính sách mở cửa và xu hướng hiện đại hoá các thư viện ở Việt Nam, định chủ đề tài liệu đã được nhiều thư viện và cơ quan thông tin quan tâm và triển khai với nhiều mục đích khác nhau: tổ chứa các mục lục chủ đề, ô tra chủ đề chữ cái, hộp phiếu chuyên đề và hình thành các dấu hiệu tìm kiếm trong các CSDL để phục vụ việc tìm tin theo chủ đề. Về bản chất, định chủ đề tài liệu là quá trình xử lý nội dung tài liệu mà kết quả được thể hiện dưới dạng đề mục chủ đề. Công cụ để kiểm soát việc định chủ đề đảm bảo tính khoa học và thống nhất là các bảng đề mục chủ đề. Trong điều kiện định chủ đề tự do, một số thư viện đã xây dựng hộp phiếu chủ đề công vụ.

Hiện nay, trong thực tiễn hoạt động thư viện ở Việt Nam công tác xử lý tài liệu có một số điểm đáng chú ý: các thư viện lớn, thư viện tỉnh và thành phố có xu thế chú trọng việc phân loại tài liệu và tổ chức mục lục phân loại, trong khi các thư viện chuyên ngành lại chú trọng công tác định chủ đề và tổ chức mục lục chủ đề và mục lục chủ đề được xây dựng làm loại mục lục chính. Ngoài ra, một số thư viện còn tổ chức các hộp phiếu chuyên đề mà trong đó tư liệu được phản ánh theo các chủ đề. Hộp phiếu chuyên đề tuy vậy không phản ánh toàn bộ nội dung vốn tài liệu của thư viện mà chỉ tập trung vào một số vấn đề được người đọc tại các thư viện đó quan tâm.

các thư viện chuyên ngành do tính chất đặc thù và mục đích phục vụ cho các cán bộ nghiên cứu thuộc các ngành chuyên môn khác nhau, việc sử dụng ngôn ngữ tìm tin theo chủ đề cũng không thể hoàn toàn thống nhất. Một số thư viện tự biên soạn bảng danh mục chủ đề cho thư viện mình, ví dụ như thư viện trường Đại học Y và trường Đại học Dược (trước đây). Một số thư viện khác lại sử dụng các bảng đề mục chủ đề của nước ngoài và dùng luôn thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài đó mà không chuyển dịch sang tiếng Việt. Ví dụ như: Thư viện Y học Trung ương sử dụng bảng đề mục chủ đề y học (medical subject headings - viết tắt là me.s.h.) do Thư viện Y học Quốc gia Mỹ biên soạn; Trung tâm Thông tin Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm đang sử dụng nguyên bản bảng danh mục chủ đề của hệ thống thông tin quốc tế về khoa học và kỹ thuật nông nghiệp của tổ chức Fao; thư viện viện triết học và một số viện nghiên cứu, thư viện trường đại học- định chủ đề tự do,…

Cùng với việc định chủ đề tài liệu, thuật ngữ đề mục chủ đề đã được sử dụng thịnh hành ở miền Bắc. Trong các từ điển thuật ngữ thư viện học như Từ điển thuật ngữ thư viện học Anh- Nga- Pháp- Việt, Từ điển tư liệu và thư viện học Pháp Việt, Dự thảo từ điển giải nghĩa thuật ngữ thư viện học của Thư viện Quốc gia Việt Nam, thuật ngữ đề mục chủ đề đã được sử dụng. Thí dụ, Theo từ điển thuật ngữ thư viện học Anh- Nga- Pháp- Việt, đề mục chủ đề được sử dụng tương đương với thuật ngữ tiếng Anh: subject heading, tiếng Pháp: vedette matière, và tiếng Nga:

Trong những năm gần đây, thuật ngữ đề mục chủ đề còn được một số nhà thư viện học của một số thư viện miền Nam sử dụng là tiêu đề đề mục. Hiện tồn tại một số ý kiến tranh luận xoay quanh vấn đề sử dụng thuật ngữ này. Xét trên giác độ quen dùng, có thể nói thuật ngữ đề mục chủ đề đã trở nên thông dụng. Để hướng tới sự thống nhất trong phạm vi toàn quốc trong việc sử dụng thuật ngữ, tại Hội thảo “Xây dựng và áp dụng subject headings” diễn ra ngày 5 tháng 1 năm 2009 tại Tp. Hồ Chí Minh, theo sự trưng cầu ý kiến, thuật ngữ tiêu đề chủ đề đã chính thức được lựa chọn thay thế cho các thuật ngữ kể trên. Việc thống nhất trong sử dụng thuật ngữ là tín hiệu bước đầu cho thấy, cộng đồng thư viện Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc đưa định chủ đề tài liệu vào áp dụng rộng rãi trong tương lai.

Để triển khai công tác định chủ đề tài liệu vào thực tiễn, việc thống nhất nội hàm khái niệm và quy trình xử lý là vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu. Và để đảm bảo cho việc định chủ đề tài liệu đạt chất lượng không thể thiếu công cụ là bảng đề mục chủ đề. Với nhận thức như vậy, theo chúng tôi có hai vấn đề đòi hỏi ngành thư viện Việt Nam phải quan tâm là:

- Thống nhất về quy trình định chủ đề tài liệu;

- Xây dựng bảng tiêu đề chủ đề.

Vấn đề thứ nhất có thể giải quyết thông qua các chương trình giảng dạy, tập huấn tại các cơ sở đào tạo ngành thư viện và tại các thư viện lớn, thư viện đầu ngành. Vấn đề thứ hai đang còn nan giải, không thể giải quyết một sớm một chiều. Khác với các khung phân loại sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, một dạng ngôn ngữ nhân tạo để biểu đạt khái niệm và mô tả nội dung tài liệu (vì thế Việt Nam có thể chọn và dịch các bảng phân loại của nước ngoài, chẳng hạn như trước đây đã dịch UDC, BBK, bảng phân loại 17 lớp của Liên Xô, hay vừa qua, đã dịch DDC rút gọn 14 sang tiếng Việt để hình thành các công cụ phân loại tài liệu), bảng tiêu đề chủ đề sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và là công cụ để kiểm soát từ vựng, và diễn đạt tiêu đề chủ đề khi xử lý tài liệu. Một yếu tố quan trọng liên quan đến bảng tiêu đề chủ đề là chuẩn ngôn ngữ. Vì thế không thể xây dựng một bảng tiêu đề chủ đề đơn thuần dựa trên việc dịch một bảng tiêu đề chủ đề của nước ngoài. Trong thời gian vừa qua, có một số thư viện đã tiến hành những việc làm thiết thực để hướng tới xây dựng một bảng tiêu đề chủ đề có khả năng đưa ra áp dụng rộng rãi. Thư viện Quốc gia Việt Nam đã cho trích dịch bảng danh mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Mỹ. Bảng dự thảo các đề mục chủ đề gồm trên 5000 khái niệm, thuật ngữ bước đầu được coi là tài liệu tham khảo trong công tác định chủ đề. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn, Thư viện Quốc gia mới chỉ tiến hành dịch tên của chủ đề chứ chưa dịch đầy đủ các tham chiếu và phụ đề cho các chủ đề. Bên Bảng Đề mục chủ đề dự thảo của Thư viện Quốc gia, câu lạc bộ thư viện với sự hỗ trợ của ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh cũng đã đã tiến hành biên soạn cuốn chọn tiêu đề đề mục cho thư viện.

Tìm hiểu, khảo cứu các bảng đề mục chủ đề của Việt Nam đã được biên dịch hiện hành, chúng ta sẽ thấy có một số điểm đáng chú ý sau:

Thứ nhất: Số lượng các tiêu đề chủ đề còn hạn chế. Trong các bảng tiêu đề chủ đề của Việt Nam biên dịch hiện nay chủ yếu mới chỉ thiết lập các tham chiếu thể hiện mối quan hệ ngữ nghĩa tương đương và quan hệ liên đới mà chưa thiết lập được các tham chiếu thể hiện mối quan hệ thứ bậc (bao gồm từ rộng (tr), từ hẹp (th) như trong các bảng tiêu đề chủ đề chuẩn của một số nước ngoài và tổ chức quốc tế.

Thứ hai: Việc diễn đạt tiêu đề chủ đề còn chưa thật khoa học, hiện tượng dùng từ Hán Việt vẫn tồn tại, một số thuật ngữ được sử dụng theo âm của địa phương, phụ thuộc vào cách dùng từ của người dịch. Việc thể hiện các địa danh và tên người, đặc biệt là người nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ ba: Các bảng tiêu đề chủ đề này đều chưa được bổ sung các đề mục chủ đề phản ánh những vấn đề được đề cập trong nội dung tài liệu của các thư viện ở Việt Nam.

Trong thực tế những năm vừa qua, tại nhiều thư viện, việc xử lý tài liệu theo từ khoá được áp dụng phổ biến hơn việc định chủ đề. Khối trường 6XX trong MARC21 đã được nhiều thư viện biến báo sang điền từ khoá. Và từ thực tiễn, qua việc tra cứu tìm tin, hiện tượng nhiễu tin khi tìm bằng từ khoá đã trở nên khá phổ biến. Nhiều thư viện đã có hướng chuyển sang định chủ đề, nhưng do cho đến nay ở Việt Nam chưa hình thành một bảng tiêu đề chủ đề chuẩn có thể sử dụng thống nhất, rộng rãi trong phạm vi cả nước nên việc định chủ đề nhìn chung còn tuỳ tiện.

Để hướng tới sự chuẩn hoá công tác định chủ đề tài liệu, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau:

1. Với tư cách là trung tâm chỉ đạo nghiệp vụ trong cả nước, Thư viện Quốc gia Việt Nam cần biên soạn các tài liệu nghiệp vụ trong đó có đưa ra những quy định cụ thể về quy trình định chủ đề tài liệu.

2. Thư viện Quốc gia Việt Nam và các thư viện lớn cần sớm bắt tay vào xây dựng một bảng tiêu đề chủ đề trên cơ sở rà soát lại các tiêu đề chủ đề đã được sử dụng trong công tác xử lý tài liệu tại các thư viện qua hệ thống mục lục chủ đề và có thể tham khảo thêm một số bảng tiêu đề chủ đề của nước ngoài như Tiêu đề chủ đề của Thư viện Quốc hội, Tiêu đề chủ đề Sears, bảng Rameau của Thư viện Quốc gia Pháp.

Khi biên soạn bảng tiêu đề chủ đề, cần tham khảo ISO 2788-1986, một tiêu chuẩn quốc tế hướng dẫn biên soạn và phát triển thesauri đơn ngữ. Để rút ngắn thời gian biên soạn bảng tiêu đề chủ đề, có thể trích dịch những thuật ngữ cơ bản của bảng tiêu đề chủ đề sears kết hợp với việc tổng hợp các chủ đề đã được một số thư viện sử dụng và rút một số các từ khoá chủ đề được sử dụng nhiều từ các bộ từ khoá hiện hành. Xác định các từ đồng nghĩa, quy định các từ để diễn đạt tiêu đề chủ đề. Thiết lập các tham chiếu và các phụ đề cho các tiêu đề chủ đề. Có thể tham khảo thêm các bảng tra cứu chủ đề và bảng chỉ mục quan hệ của các bảng phân loại.

3. Cộng đồng thư viện Việt Nam cần có nhận thức đúng mức về vai trò của biên mục tập trung và biên mục tại nguồn. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác biên mục tập trung và biên mục trong ấn phẩm để các thư viện có điều kiện sử dụng các sản phẩm biên mục có sẵn, vừa tiết kiệm được thời gian công sức, vừa đảm bảo tính chính xác và thống nhất trong biên mục.
        4. Các cơ quan chức năng từng bước xây dựng và thông qua tiêu chuẩn Việt Nam về xử lý tài liệu theo chủ đề trên cơ sở tham khảo thêm ISO 5963.

Tài liệu tham khảo

1. Bảng đề mục chủ đề dự thảo. – H.: Thư viện Quốc gia, 1991.

2. Câu lạc bộ thư viện. Chọn tiêu đề đề mục.- Tp.Hồ Chí Minh : 1999

3. Vũ Dương Thuý Ngà. Định chủ đề và định từ khoá tài liệu.- H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

                                                                         ThS. Vũ Dương Thuý Ngà



Bùi Thị Thu Hà (Theo http://vst.vista.gov.vn)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 ĐĂNG NHẬP 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ

 Dịch vụ thư viện 


 Học trò...cười 


 Tìm kiếm 
Trang chủ    ¤   Kho tài nguyên    ¤   Rss    ¤   Sơ đồ site    ¤   Tìm kiếm    ¤   Thăm dò dư luận

Thời gian mở trang: 0.193 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.