| Tin tức | Tài liệu nghiệp vụ | TIẾP THỊ THƯ VIỆN THỜI “CHẤM COM”
 
 Sách hay mỗi ngày 
 Thư viện số 

 Ảnh hoạt động 

  Trao quà và kết thúc hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014

  Thầy cô chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị

     CBTT trình bày trong hội nghị

   TT tổ chức Hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014. 

     SV tìm kiếm TL trên CSDL của TT

     SV tra cứu tủ mục lục

     TT tổ chức buổi “Hướng dẫn và hỗ trợ TL học tập

      TT tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”

     TT tổ chức "Hội nghị bạn đọc

     Chụp ảnh lưu niệm tại TT

     Giám đốc TT giới thiệu CSVC của TT

      Ban dự án Phần Lan và Ban giám hiệu nhà trường thăm TT

     Sinh viên thực hành kỹ năng tìm kiếm thông tin 

        Cán bộ TT hướng dẫn SV kỹ năng tìm kiếm thông tin

     Hội thảo về "Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên web của TT và trên internet"

     SV tìm kiếm thông tin và học tập tại Trung tâm 

     Giám đốc Trung tâm phát biểu.

 

     Phát biểu của Hội trưởng hội khuyến học trường.

     Hiệu trưởng phát biểu

     Hội khuyến học CĐSP trao tặng máy tính để SV học tập  nghiên cứu tại TTHTHT-Thư viện.

     CBTT giới thiệu sơ đồ chỉ dẫn và hướng dẫn tra cứu tài liệu, sử dụng tài nguyên  TT trong buổi hướng dẫn SV K17 sử dụng thư viện.  

    SV K17 các ngành đào tạo tham gia buổi hướng dẫn sử dụng thư viện tại Trung tâm HTHT-Thư viện.

 Danh ngôn  
 

 
Tin tức » Tài liệu nghiệp vụ 09.05.2024 05:10
TIẾP THỊ THƯ VIỆN THỜI “CHẤM COM”
06.09.2010 14:54

Giới thiệu đến Quý độc giả, đặc biệt là SV chuyên ngành Thông tin Thư viện bài viết của 2 tác giả Hữu Nghĩa - Phạm Hồng Giang. Bài viết được đăng trên tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 1 năm 2010.

Có rất nhiều hội thảo, đề tài nghiên cứu về hoạt động kinh doanh, tiếp thị trong nhiều lĩnh vực thư viện thông tin. Tuy nhiên không còn quá mới mẻ, nhưng chủ đề sử dụng những tiện ích trên internet phục vụ cho bạn đọc tiếp cận được với các sản phẩm và dịch vụ thông tin thực sự chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam.Tiếp sau bài “Tiếp thị thư viện qua mạng internet” - số 2 (10) 4/2007 - Tạp chí thư viện Việt Nam, tại bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ xem bằng sự tương tác giữa các cơ quan thư viện, thông tin và khách hàng của mình liệu rằng các tổ chức này có thể “chinh phục” được “khách hàng”. Rõ ràng, một số cơ quan thư viện thông tin có thể tiếp cận khách hàng của mình bằng cách tạo ra các mối dây liên kết bền chặt và gần gũi. Họ có thể thường xuyên liên hệ với khách hàng bằng cách gửi tin nhắn, thông điệp đến với bạn đọc một cách kịp thời. Cũng như những sản phẩm của các thư viện và trung tâm thông tin thực sự tạo ra nhu cầu lôi cuốn được người đọc tìm đến và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Phải chăng tâm lý khách hàng của chúng ta bắt đầu cảm thấy nhàm chán khi ghé thăm các website của các cơ quan thư viện thông tin? Chắc hẳn họ không muốn ngắm nghía những thông tin cũ rích hay những banner, logo vô hồn cứ mãi một vị trí trên website tháng này qua tháng khác. Khách hàng cần thông tin, những thông tin thời sự có giá trị và giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc. Vậy phải làm gì để thông tin có giá trị trong cơ quan thư viện và trung tâm thông tin đến được với khách hàng? Có nhiều người bạn từng nhờ tôi giúp đỡ tìm kiếm thông tin này nọ mà họ nghĩ trong các cơ quan thư viện - thông tin có thể giúp họ có được. Rồi tôi cũng phải lặn lội tìm kiếm, điện thoại nhờ vả khắp các thư viện và cơ quan thông tin nơi tôi quen biết để giúp đỡ họ. Việc làm này rất mất thời gian của tôi cũng như chậm tiến độ công việc của bạn tôi. Nhiêu lúc tôi tự hỏi, liệu các thư viện và cơ quan thông tin có nên “bày ra các sạp hàng” và nói “tôi có cái này… tôi có cái kia”. Thông tin, tài liệu, những bản tổng quan, tổng luận, điểm luận, các dịch vụ thư viện chính là những “sản phẩm” được bày ra trên các trang web, trên các blog, trong các forum (sạp hàng)… Thiết nghĩ, khách hàng của các thư viện và cơ quan thông tin chắc hẳn sẽ không ngần ngại chi một khoản tiền hợp lý để được cung cấp tài liệu, thông tin một cách nhanh chóng một khi họ biết được những dịch vụ này.

Trước đây, để tiếp cận khách hàng, các doanh nghiệp trong nước cũng phải thông qua các kênh truyền thông truyền thống chủ đạo (truyền hình, báo chí) với những chi phí khổng lồ nhằm thu hút được sự chú ý của khách hàng. Điều này càng trở nên khó khăn hơn đối với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là với các thư viện và trung tâm thông tin vốn đã dồn hết kinh phí và công tác bổ sung tài liệu và xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị. Giải pháp cho việc này chính là xây dựng một chiến lược quảng bá, vận dụng linh hoạt công tác marketing, PR cho các sản phẩm và dịch vụ của thư viện mình thông qua internet, thông qua sức mạnh của “dot com”.

Forum, tại sao không?

Là một người thường xuyên sử dụng các dịch vụ trên internet, tôi có truy cập vào các forum khác nhau, trong đó có forum thư viện. Các bàn luận trao đổi ở đây chủ yếu liên quan đến nghiệp vụ thư viện. Mọi câu hỏi, trao đổi cứ thế trôi đi có vẻ như buồn tẻ, ít sôi động. Câu hỏi đặt ra: làm thế nào để một forum sôi động, có ích cho người cung cấp lẫn người tham gia? Vấn đề là phải hiểu được nhu cầu của khách hàng. Tại sao các thành viên của các diễn đàn chia sẻ thông tin “Đại học Ngoại thương Hà Nội”; diễn đàn “SvHoinhap” lại sôi động vậy? Tại sao các bậc cha mẹ lại tham gia forum “làm cha làm mẹ” hay “web trẻ thơ” một cách nhiệt tình như vậy? Bởi vì, ở đó họ nhận được sự chia sẻ thông tin, họ được chia sẻ những kinh nghiệm sống có ích. Vậy tại sao các forum không tính đến việc cung cấp thông tin, chỉ dẫn về những thông tin có ích cho nghiên cứu khoa học, cho hoạt động kinh doanh hoặc những tham khảo khác. Hãy biến các forum thành các siêu thị thông tin mà ở đó người mua, người cung cấp đều có lợi.

Thông qua forum, cộng đồng sử dụng sẽ bày tỏ nhu cầu thông tin của mình một cách chủ động bằng cách tham gia diễn đàn hết sức đơn giản. Trường hợp người quản trị chưa kịp “quan tâm” đến nhu cầu của họ thì ngay lập tức họ có thể đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng mạng. Hơn nữa, tại đây những tranh luận sôi nổi sẽ giúp cho khách hàng xác định được rõ nhu cầu của mình, tránh được rủi ro khi tiếp cận sai lệch nguồn thông tin, hoặc tránh được nguồn thông tin ít có giá trị. Chỉ bằng vài cú kích chuột để đăng ký thành viên và tiếp nhận bản tin.

Blog, tại sao không?

Thư viện và các trung tâm thông tin đã tổ chức rất nhiều các cuộc hội thảo, triển lãm, nói chuyện chuyên đề có giá trị, những vấn đề nóng bỏng của xã hội…thu hút được đông đảo độc giả tham gia. Tuy nhiên, đằng sau những cuộc hội thảo, thảo luận đó còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo. Xã hội thông tin, kiến thức thông tin luôn đòi hỏi sự vận động và sáng tạo không ngừng. Chính những blog thông tin sẽ giải quyết được vấn đề này. Sau khi kết thúc việc trao đổi tại các hội nghị, hội thảo, triễn lãm…những diễn giả, thính giả sẽ vẫn được tham gia trao đổi, đánh giá, chia sẻ những gì chưa giải quyết được.

Sức lan toả của blog rất mạnh mẽ và chắc chắn chúng ta sẽ còn phải ngạc nhiên nhiều về những hiệu quả mà chúng mang lại. Một ý tưởng, một mẫu tin được tung ra nó sẽ nhận được phản hồi ngay tức thì và cũng có trường hợp không nhận được sự phản hồi nào. Bên cạnh việc xây dựng và thiết kế blog đẹp, tiện sử dụng cũng như những bài viết gây chú ý còn phải kể đến các công cụ tìm kiếm, đây cũng chính là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công của các blog. nhờ các công cụ tìm kiếm (google, yahoo…) mà mỗi từ ngữ, cụm từ trong các bài viết đều được ghi nhận như những từ khoá giúp cho khách hàng tiếp cận đến nội dung bài viết trong blog.

Một điều có thể ghi nhận sự thành công khi sử dụng blog làm công cụ kích thích bạn đọc đó là Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam. Là một công ty liên kết xuất bản, phát hành sách, ngoài việc cung cấp thông tin trên website (http://nhanam.vn) , công ty đã đầu tư trang điểm cho blog ( http://nhanam.blogspot.com) của mình những tin, bài viết hấp dẫn thu hút hàng ngàn độc giả bàn luận, trao đổi về những cuốn sách về những đoạn văn hay, câu chữ đắt trong các tác phẩm văn học… Thậm chí thông qua blog vào những thời gian thuận lợi, công ty Nhã Nam đã tổ chức toạ đạm, mời “khách hàng” đến tham dự.

vậy blog có tạo ra sự đột biến trong hoạt động cung cấp và phổ biến dịch vụ thông tin của các thư viện và trung tâm thông tin? Liệu blog có làm giảm bớt lượng “người tìm thì không thấy” nguồn tin ở đâu và “người có cũng không biết” thể hiện, cung cấp sản phâmt dịch vụ đó cho ai? Có một điều chúng ta nhận thấy ngay là công ty Nhã Nam chắc chắn đã bán được rất nhiều sản phẩm cho khách hàng.

Web va RSS, tại sao không?

RSS là gì? Đó là viết tắt của Really Simple Syndication, là định dạng dữ liệu dựa theo chuẩn XML được sử dụng để chia sẻ và phát tán nội dung web. Việc sử dụng các chương trình đọc tin này sẽ giúp bạn đọc tiếp cận được các tin tức mới nhất một cách nhanh chóng, hết sức thuận tiện.

Như vậy, công nghệ RSS được sử dụng tại các website tin tức cho thấy việc cập nhật thông tin theo chủ đề , lĩnh vực khá đơn giản và đáp ứng được nhu cầu thông tin chuyên đề của bạn đọc. Trên cơ sở thực tiễn, việc tra cứu thông tin dưới dạng thư mục phục vụ các chuyên đề có tính thời sự trong xã hội là hết sức đơn giản, chưa kể đến sự hỗ trợ RSS của một số phần mềm tích hợ của các thư viện hiện có tại Việt Nam.

VietNamNet là một website uy tín của Việt Nam của Việt Nam với tin tức được thường xuyên, chính xác và dễ dàng khi tra tìm. Những gì được thể hiện trên RSS của VietNamNet cho thấy các nội dung này nằm trong khả năng cung cấp thông tin thư mục và toàn văn của các thư viện và trung tâm thông tin. Bởi lẽ trong quá trình phân loại, xử lý nội dung, hình thức của các dạng tài liệu thư viện sẽ giúp việc phân chia và hệ thống tàiliệu chuyên sâu



Bùi Thị Thu Hà (Theo Trung tâm HTHT - Thư viện)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 ĐĂNG NHẬP 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ

 Dịch vụ thư viện 


 Học trò...cười 


 Tìm kiếm 
Trang chủ    ¤   Kho tài nguyên    ¤   Rss    ¤   Sơ đồ site    ¤   Tìm kiếm    ¤   Thăm dò dư luận

Thời gian mở trang: 0.167 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.