| Tin tức | Hướng dẫn hỗ trợ | Thủ thuật, học tập | Hình ảnh người lính trong văn học Việt Nam từ 1945 đến nay
 
 Sách hay mỗi ngày 
 Thư viện số 

 Ảnh hoạt động 

  Trao quà và kết thúc hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014

  Thầy cô chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị

     CBTT trình bày trong hội nghị

   TT tổ chức Hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014. 

     SV tìm kiếm TL trên CSDL của TT

     SV tra cứu tủ mục lục

     TT tổ chức buổi “Hướng dẫn và hỗ trợ TL học tập

      TT tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”

     TT tổ chức "Hội nghị bạn đọc

     Chụp ảnh lưu niệm tại TT

     Giám đốc TT giới thiệu CSVC của TT

      Ban dự án Phần Lan và Ban giám hiệu nhà trường thăm TT

     Sinh viên thực hành kỹ năng tìm kiếm thông tin 

        Cán bộ TT hướng dẫn SV kỹ năng tìm kiếm thông tin

     Hội thảo về "Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên web của TT và trên internet"

     SV tìm kiếm thông tin và học tập tại Trung tâm 

     Giám đốc Trung tâm phát biểu.

 

     Phát biểu của Hội trưởng hội khuyến học trường.

     Hiệu trưởng phát biểu

     Hội khuyến học CĐSP trao tặng máy tính để SV học tập  nghiên cứu tại TTHTHT-Thư viện.

     CBTT giới thiệu sơ đồ chỉ dẫn và hướng dẫn tra cứu tài liệu, sử dụng tài nguyên  TT trong buổi hướng dẫn SV K17 sử dụng thư viện.  

    SV K17 các ngành đào tạo tham gia buổi hướng dẫn sử dụng thư viện tại Trung tâm HTHT-Thư viện.

 Danh ngôn  
 

 
Tin tức » Hướng dẫn hỗ trợ » Thủ thuật, học tập 20.05.2024 20:37
Hình ảnh người lính trong văn học Việt Nam từ 1945 đến nay
16.12.2013 08:40

Xem hình
Từ sau Cách mạng Tháng 8, văn học Việt Nam bước sang một chặng đường mới đầy thử thách và vinh quang. Ra đời trong bão táp cách mạng và trưởng thành trong khói lửa của 2 cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và Mỹ, đó chính là đặc điểm cơ bản của nền văn học XHCN Việt Nam trong 65 năm qua.

Các thiên tài văn học quá khứ đã phải đốt đuốc đi tìm con người đẹp ngoài cuộc đời . Cách đây gần 100 năm nhà tiểu thuyết lớn của nước Nga là Đô- xtôi- ép-xki đã nhiều lần nói tới việc "phản ánh con người tích cực, đẹp đẽ". Và theo Đôx thì "không có gì trên cuộc đời này khó hơn việc đó". Ban-dắc, nhà tiểu thuyết lớn của nước Pháp thế kỷ 19 cũng đã từng băn khoăn: "Mọi người đòi hỏi chúng ta những bức tranh đẹp. Nhưng tìm đâu ra mẫu mực của những bức tranh ấy". Những hình tượng đẹp trong văn học quá khứ không phải lúc nào cũng có thực trong cuộc đời mà đôi khi chỉ là những khuôn mặt mờ ảo, lung linh trong giấc mơ. Từ Hải, Lục Vân Tiên là những hình tượng như vậy.

Những hình tượng đẹp đẽ đó của các nhà văn quá khứ chắc chắn là chưa phản ánh được chân thật những người anh hùng lí tưởng của thời đại họ và tất nhiên còn xa mới có thể so sánh được với những hình tượng anh hùng trong hiện thực văn học XHCN. Thật ra ở đây không phải là sự chênh lệch về tài năng. Đối với các nhà văn quá khứ, cái khó khăn không phải là việc xây dựng điển hình mà chính là trong cuộc đời không có những nguyên mẫu xã hội. Trong xã hội cũ, nói chung những mặt tốt, mặt anh hùng chìm đi, lẫn xuống chiều sâu như một dòng nước chảy ngầm trong lòng đất, thỉnh thoảng mới có tia nước bắn vọt lên, khiến cho nghệ sĩ nếu không có một thế giới quan tiến bộ và một sự nhạy bén chính trị thì không thể nào phát hiện ra được. Còn trong cuộc đời mới, những mặt bản chất của thời đại hiện lên sờ sờ trước mặt chúng ta, kết tinh lại trong hình tượng những anh hùng chiến sĩ. Do vậy, chúng ta thấy không có gì lạ khi "anh bộ đội cụ Hồ" từ lâu đã trở thành hình tượng  nghệ thuật trung tâm của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay. Với cái nhìn khái quát, chúng ta có thể nói rằng 80% tác phẩm từ 1945 trở về sau đều mang dáng dấp người lính.

Vì sao vậy? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể nhìn lại bối cảnh lịch sử của nước ta. Từ 1945 đến nay, tiếng súng vẫn còn tiếp tục nổ, chiến tranh liên miên. Trong điều kiện khách quan, vì sự sống của dân tộc, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, dân ta buộc phải nổ súng (nhiều lúc thế giới cũng hoài nghi, chẳng biết Việt Nam là một dân tộc "hiếu hòa" hay  "hiếu chiến").

Thuở lên 8, 9 biết bắt đầu làm thơ, người ta cũng viết về anh bộ đội (Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ). Và hầu như những bài văn, thơ hay nhất của họ lại là những bài nói về anh bộ đội. Điều ấy có ý nghĩa gì? "Hữu xạ tự nhiên hương" à những bài văn thơ của lính hay nói về lính với lời lẽ chân thật, giản dị nên tự nó là những bài có giá trị.

Khi nói về những người mới, đồng chí Lê Duẩn đã nhắc chúng ta cần chú ý cả 3 vế: con - người - mới. Ban đầu, các nhà văn của chúng ta đã gặp phải khó khăn trong cách nhìn nhận và thể hiện sự vật bốc quá hay hoa mỹ quá, quan điểm tiểu tư sản vẫn còn thể hiện trong lời văn. "Một lần tới thủ đô"của Trần Đăng (tháng 1-1946) là truyện ngắn đầu tiên nói về anh bộ đội, nên được nhiều người yêu thích. Nhưng trong ấy có những câu "... Chiến sĩ thản nhiên, im lặng bước đi hàng một - lối đi rừng - người đi sau giẫm lên dấu chân của người đi trước, không hề chú ý tới chung quanh". Giữa Hà Nội ánh sáng rực rỡ, ấm cúng lạ thường trong không khí lạnh dưới trời không trăng sao, vậy mà các chiến sĩ ta về thủ đô lại "mắt mở mà không thấy, tai lắng mà không nghe, 4 chiến sĩ đều bước theo người đi đầu dẫn đường  ...  kỉ niệm âm u và xa vắng của rừng núi không tan biến trước ánh sáng của kinh thành". Để rồi "Sáng mai ở bãi cỏ nhà trường, họ sẽ chào lá cờ đỏ sao vàng... Những ngày ở lại đây, họ còn được xem mãi cái ánh sáng của kinh thành. Nhưng xem mà như vẫn không hề lưu luyến, như không bao giờ hai bên sẽ hiểu nhau.."

Người chiến sĩ sao chỉ biết lá cờ mỗi sáng? Đó là sự nhiệt tình hay  một thái độ cực đoan? (Thực ra các anh đến với cách mạng với tất cả nhiệt tình nhưng còn nặng tư tưởng tiểu tư sản à chính vì thế, lúc vào các anh cũng muốn rứt bỏ tư tưởng tiểu tư sản ấy, thành ra lại trở thành cực đoan, mà quên mất con người cách mạng cần cả 3 vế : con - người - mới).

Phải 13 năm sau khi tiếp cận với cách mạng, Huy Cận mới có tác phẩm "Trời mỗi ngày lại sáng" còn Chế Lan Viên thì phải 15 năm, bằng đúng thời gian lưu lạc của nàng Kiều, nhà thơ mới có tác phẩm "Ánh sáng và phù sa". Cuộc sống đã làm cho người nghệ sĩ thực sự trở thành nhà văn - chiến sĩ, nhà văn - công dân.

Từ 1949 trở đi, ta mới bắt đầu có thơ và truyện ngắn viết hay về anh bộ đội (Đồng chí - Chính Hữu, Nhớ - Hồng Nguyên, Bao giờ trở lại - H.Trung Thông...; Trận phố Ràng - Trần Đăng, Buổi đầu - Văn Phác, Trận đánh cuối cùng - Hữu Mai, Thời gian - Cao Duy Thảo...)

Từ 1951 trở đi, tiểu thuyết viết về anh bộ đội mới được viết hay (Mở đầu là "Xung kích" của Nguyễn Đình Thi. Sau này là "Cao điểm cuối cùng, Mặt trận Đông Bắc Sài Gòn, Vùng trời của Hữu Mai; Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu; Hòn Đất của Anh Đức; Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi).  

 

Những vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong văn học sau cách mạng tháng 8

Nhìn chung, nếu chịu khó đọc lại các tác phẩm văn học từ Cách mạng Tháng 8 đến nay, nếu tìm hiểu hình ảnh người lính trong chùm tác phẩm văn học ấy, ta sẽ bắt gặp rõ những vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Về vấn đề này, ta có thể khẳng định vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ được biểu hiện ở 3 mặt:

1-     Vẻ đẹp về lý tưởng

2-     Vẻ đẹp ở tư thế tiến công

3-     Vẻ đẹp trong thế giới tâm hồn

 

1. Vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ được khẳng định với vẻ đẹp về lý tưởng.

Khác với lí tưởng của những người lính trong xã hội cũ:

"Một tay thì cắp hỏa mai

Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền

Thùng thùng trống đánh ngũ liên

Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa"

                                                               (Ca dao)

Với tác phẩm Chinh phụ ngâm, khi đọc lên người ta thấy tiêu ma cả ý chiến đấu. Vì đây là cuộc chiến tranh phong kiến, cuộc chiến ấy chỉ đem lại lợi ích cho một nhóm người: "nhất vạn công hầu, vạn cốt khô" (một người nên khanh tướng, hàng vạn người bỏ xương). Có thể nói rằng thơ ca của ta 65 năm qua viết về người lính thành công là nhờ đã thể hiện được vẻ đẹp của lý tưởng. Đôi khi từ ngữ dùng rất chơn chất, mộc mạc:

"Chúng tao chỉ có câu này

Thề cùng giặc Pháp có mày không tao

Một lời nói, một nhát dao

Thề cùng giặc Pháp có tao không mày"

Các tùy bút của Nguyễn Thi đã giúp mọi người thấy được chúng ta cầm súng để chiến đấu là vì thù nhà và nợ nước. Nên ngay từ bé, các trẻ em cũng đã có ý thức bảo vệ xóm làng quê hương (Chuyện xóm tôi, Mẹ vắng nhà - Nguyễn Thi)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ là một cuộc chiến không cân sức nhưng ta làm được vì ta có lí tưởng tốt đẹp.

2. Vẻ đẹp thứ hai của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam là hành động cao cả, anh hùng, coi thường khó khăn, bất chấp mọi hiểm nguyà "khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Trong bài thơ "Học đánh cờ" (NKTT), Bác Hồ đã từng nói:

 "... Tấn công, thoái thủ nhanh như chớp

 Chân lẹ, tài cao ắt thắng người

... Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ

 Kiên quyết không ngừng thế tiến công..."

à Tư thế tiến công đã trở thành thái độ, quan niệm sống của những người cách mạng, cụ thể là những người chiến sĩ từng giờ từng phút giáp mặt với kẻ thù, với cái chết.

(Có nhiều tác phẩm đề cập đến vẻ đẹp này, tiêu biểu là tác phẩm Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh)

Từ tư thế tiến công, cái sức mạnh vô hạn của tinh thần đã được bộc lộ.

3. Vẻ đẹp thứ 3: "Thế giới tâm hồn của anh bộ đội".

Đây chính là sức bật của thơ ca của những người lính.Thơ có hạn chế khi phản ánh chiều rộng của hiện thực nhưng lại là vũ khí lợi hại để phản ánh chiều sâu của hiện thực ấy.

Ta có thể chia làm 2 mảng tình cảm:

                        - Tình cảm nhân bản có gốc rễ của con người (tình yêu vợ chồng, cha mẹ, nam nữ...)

                        - Tình cảm mới (tình cảm cách mạng).

Thực ra tình cảm mới có cội nguồn từ tình cảm nhân bản. Tình đồng chí, bắt rễ từ tình bạn. Tình yêu Đảng, yêu lãnh tụ, tinh thần quốc tế vô sản xuất hiện từ khi có lý tưởng cộng sản nhưng nó cũng bắt nguồn từ tình yêu đất nước, quê hương

* Mối quan hệ đồng chí:

     Từ tình bạn, tình đồng chí đã phát triển vì họ có cùng chung lý tưởng chiến đấu.

Từ chỗ "Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ tuổi "một, hai"

Súng bắn chưa quen

Quân sự mươi bài

Lòng vẫn cười vui kháng chiến "  (Nhớ - Hồng Nguyên)

Đến:     " Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ

            Đồng chí!

            ... Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

            Đầu súng trăng treo"                 (Đồng chí - Ch.Hữu)

Và khi người đồng chí phải hy sinh thì:

            "Khóc  anh không nước mắt

Mà lòng đau như thắt

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt"

Để rồi: "Mai mốt bên cửa rừng

Anh có nghe súng nổ

Là chúng tôi đang cố

Tiêu diệt kẻ thù chung"  (Viếng bạn - Hoàng Lộc)

*Mối quan hệ quân dân:

Không phải ngẫu nhiên quân đội ta mang tên QĐND. Tiếp thu từ truyền thống tốt đẹp của cha ông, với tư tưởng  "quân tử chi dân" của Phạm Ngũ Lão - mối quan hệ quân dân đã được nâng cao. Mối quan hệ này đã được thơ văn từ 1945 trở lại đây phản ánh rất rõ. Đó là sự phản ánh hiện thực khách quan và nói lên sức mạnh của quân đội ta.

Trong bài: "Lên Cấm Sơn" Thôi Hữu viết:

            "Trên nền tro đen kịt

Vàng hoe màu mái tranh

Họ đi tìm dân chúng

Lẫn trốn trong rừng xanh

Về làm ăn cày cấy

Tiếp tục đời yên lành

...  Ở đây bản vắng rừng u tối

Bộ đội mang gieo ánh chói lòa

Ở đây đường ngập bùn phân cũ

Xẻng cuốc khua vang điệu dựng nhà

Ở đây những mặt buồn như đất

Bộ đội cười tươi lên như hoa"

Vì thế mà trong bài "Bao giờ trở lại", Hoàng Trung Thông viết:

            "Các anh đi

Bao giờ trở lại

Xóm làng tôi

Trai gái vẫn chờ mong

Chờ mong chiến dịch thành công            

Xác thù chất núi, bên sông đỏ cờ

Anh đi chín đợi mười chờ

Tin thường thắng trận, bao giờ về anh"

* Tình yêu quê hương, tình yêu thiêng liêng đối với đất nước, tình yêu thiên nhiên.

Có thể nói tình yêu Tổ quốc là tình cảm thấm đượm cả một nền thơ đằng sau những hình tượng thơ. Đó là nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8.

Ca dao có câu "Anh đi anh nhớ quê nhà..." hay Phan Bội Châu trong những ngày sống nơi đất khách quê người, cụ đã từng phải thốt lên:

 "Nhớ nước mau về ăn bánh cốm.

   Xa nhà lâu quá nhớ xôi vò"

thì giờ đây tất cả tình cảm ấy lại càng được thể hiện vừa khái quát vừa cụ thể hơn:

      "... Gái Châu Yên ấm như bông vải, ngọt như canh rau

            Má thơm mùi quả lê, cao gạc

            Miệng nên khứơu khi hát

            Chân nên công lúc xòe    

            Êm ái ru con ngủ đêm khuya

Thủ thỉ làm hiền khi chồng đang giận

Nhưng khi thằng giặc đến giết người Thái trắng

Thì gái Châu Yên cũng giỏi bắn

Cũng làm nên cái bẫy cái chông

Còn dữ hơn cả con gấu, con hùm

Cũng biết pha từng đùm thuốc độc ..."

                                                (Em là con gái Châu Yên)

 *Tình yêu cha mẹ của người chiến sĩ :

Theo nhận xét và đánh giá của Xuân Diệu : "Tố Hữu cũng như một số nhà thơ khác có những vầng thơ chảy nước mắt ".  Với các bài thơ  "Bầm ơi", "Bà Bủ" chúng ta dễ dàng bắt gặp tâm trạng, nghĩ suy, tâm tư dằn vặt của người chiến sĩ ở tiền tuyến nghĩ về người mẹ ở quê nhà.

"Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu"

Đọc những vần thơ ấy, ta không tìm thấy sự bi lụy mà chỉ thấy tình cảm cao thượng, xúc động, cao cả, thiêng liêng và cách mạng được khắc sâu.

*Tình vợ chồng :

Trong văn học cũ, ta đã thấy nhắc nhiều :

"Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon"

                                                            (Ca dao)

Văn học mới của chúng ta nhắc đến tình vợ chồng với 1 sự khắc sâu cao hơn.

Đây là lời một người  vợ (Mèo) tiễn chồng đi bộ đội:

"Anh ơi, thấy suối đẹp anh đừng có lội

Thấy hoa đẹp anh đừng có hái

Thấy gái đẹp anh đừng có nhìn

Đánh xong giặc Mĩ, anh lại về với em" à lời thơ đã cho ta thấy cái chất phụ nữ và cái chất anh hùng của người phụ nữ hiện đại.

Với hoàn cảnh lịch sử như vậy, nếu các nhà văn nhà thơ của ta không lấy hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ làm hình tượng nghệ thuật thì còn lấy ai?

Ngạn ngữ phương Tây có câu "Khi đại bác gầm thì họa mi tắt tiếng". Với ta thì ngược lại "Tiếng hát át tiếng bom". Những con người đẹp có tâm hồn trong như ánh sáng và hành động cao cả đã tạo nên một sự hấp dẫn kì diệu đối cới các nhà văn. Cho nên từ cuộc đời họ đã nghiễm nhiên bước vào trang sách. Mảnh đất hiện thực phong phú đã tạo điều kiện cho vườn hoa văn học phát triển. Hơn nữa, một bộ phận lớn văn học của ta lại do những người cầm súng viết, chúng ta làm để ca ngợi chúng ta.

Trong điều kiện tham gia kháng chiến, đất nước còn nghèo, từng bữa ăn chưa đủ nhưng ta vẫn cảm thấy no, nhà chưa rộng nhưng ta vẫn cảm thấy vừa. Với tinh thần lạc quan của người chủ nhân vừa giành lại được độc lập - tự do và đang chiến đấu để bảo vệ nền độc lập tự do ấy, trong gian khổ, chia nhau 1 nắm cơm khô rang, các chiến sĩ ta vừa ghi thơ vừa huýt sáo: "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng

Lên đường chân lại nối theo chân

Đêm qua, đầu chụm, run bên đá

Nay lại cưỡi mây sưởi nắng hồng"                    

                                    (Một cuộc hành quân - Khương Hữu Dụng)

 

Trong chiến khu, vất vả, bận trăm công nghìn việc (chế độ ưu tiên của Bác chỉ là một bát nước cơm) Bác Hồ của chúng ta vẫn làm thơ.

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

                                                            (Cảnh khuya - 1947)

Giang Nam, một nhà thơ khá quen thuộc, làm thơ trong hoàn cảnh nhà tù Mỹ - ngụy giăng đầy khắp quê hương, tuy vậy tinh thần lạc quan vẫn tràn đầy, nhà thơ luôn có một cái nhìn tươi sáng về phía tương lai.

                        "Mai này nước nhà thống nhất

Em lại về dạy chữ cho anh

Không phải bằng than vẽ, gạch thềm đình 

Không phải phập phồng giữa vành đai giặc!

Em sẽ bảo anh: Cố lên, gắng học

Anh sẽ mỉm cười nhớ những đêm trăng

Chế độ cho em đôi cánh chim bằng

Với vinh dự được làm người đi trước

 

Anh sẽ để riêng một đêm thức suốt

Kể cho em nghe chuyện chiến đấu miền Nam

Câu chuyện mở đầu: "Thuở ấy, ở quê hương

Anh chỉ học có một trường: cách mạng..."

                                                            (Nghe em vào đại học - 1961)

Còn đây là một lời anh tân binh (Thái) nói với chỉ huy của mình qua bài "Nhớ vợ":

"Tôi nhớ vợ tôi lắm

Xin anh về 2 ngày

Nhà tôi ở Mường Lay

Có con sông Nậm Rốm

Ngày kia tôi sẽ đến

Tôi cầm súng được ngay

Vì tay tôi có hơi vợ

Nếu có được trên tặng bằng khen

Tôi dọc ngay liền

Trao cho vợ một nửa"

Tuy vậy, khi cần họ cũng biết hi sinh (Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ)

Có thể nói rằng hầu như trong cuộc đời cầm bút, bất cứ nghệ sĩ nào cũng đều ít nhất 1 lần nói về người cầm súng.

* Tình yêu nam nữ:

Đây là một đề tài muôn thuở. Theo thời gian, ngày càng có nhiều bài thơ hay nói về tình yêu nam nữ của người chiến sĩ. Và trong từng bài, nó đã thể hiện tất cả sự mãnh liệt của tình yêu - (Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn )

Trong bài "Chia tay trong đêm Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi, nhà thơ viết:

 "Anh nắm cánh tay em và đứng lại

 Ôi anh không còn biết đang ở đâu"

 thật là tình cảm, thật là người.Và tình cảm ấy càng được nhà thơ thể hiện cao hơn ở câu thơ cuối:

                        "Em

                        Anh ôm chặt em và ôm cả khẩu súng trường bên vai em"

(Bởi vì ở đây có 4 khả năng xảy ra:

không ôm à không tình cảm;

chỉ ôm em à bi lụy;

ôm khẩu súng à vô duyên;

ôm cả em và khẩu súng trên vai em à đúng nhất)

Người chiến sĩ cách mạng không định làm anh hùng. Họ không muốn cầm súng nhưng kẻ thù đã bắt họ chiến đấu. Và khi cầm vũ khí trên tay, đối diện với kẻ thù của dân tộc thì họ dễ trở thành anh hùng. Dầu vậy họ vẫn mong sao chóng đến ngày cởi súng để trở lại cuộc sống bình thường, trở về với gia đình - làng mạc để tham gia vào cuộc sống bình yên, xây dựng đất nước. Điều ấy không có gì là lạ, đó là bản chất của người Việt Nam ta, đồng thời cũng là bản chất của anh bộ đội cụ Hồ.



Phạm Thị Trinh (Theo http://truongvietthanh.edu.vn)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 ĐĂNG NHẬP 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ

 Dịch vụ thư viện 


 Học trò...cười 


 Tìm kiếm 
Trang chủ    ¤   Kho tài nguyên    ¤   Rss    ¤   Sơ đồ site    ¤   Tìm kiếm    ¤   Thăm dò dư luận

Thời gian mở trang: 0.372 giây. Số lần truy cập CSDL: 10
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.