| Tin tức | Hướng dẫn hỗ trợ | Thủ thuật, học tập | Tư duy phản biện trong học tập đại học
 
 Sách hay mỗi ngày 
 Thư viện số 

 Ảnh hoạt động 

  Trao quà và kết thúc hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014

  Thầy cô chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị

     CBTT trình bày trong hội nghị

   TT tổ chức Hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014. 

     SV tìm kiếm TL trên CSDL của TT

     SV tra cứu tủ mục lục

     TT tổ chức buổi “Hướng dẫn và hỗ trợ TL học tập

      TT tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”

     TT tổ chức "Hội nghị bạn đọc

     Chụp ảnh lưu niệm tại TT

     Giám đốc TT giới thiệu CSVC của TT

      Ban dự án Phần Lan và Ban giám hiệu nhà trường thăm TT

     Sinh viên thực hành kỹ năng tìm kiếm thông tin 

        Cán bộ TT hướng dẫn SV kỹ năng tìm kiếm thông tin

     Hội thảo về "Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên web của TT và trên internet"

     SV tìm kiếm thông tin và học tập tại Trung tâm 

     Giám đốc Trung tâm phát biểu.

 

     Phát biểu của Hội trưởng hội khuyến học trường.

     Hiệu trưởng phát biểu

     Hội khuyến học CĐSP trao tặng máy tính để SV học tập  nghiên cứu tại TTHTHT-Thư viện.

     CBTT giới thiệu sơ đồ chỉ dẫn và hướng dẫn tra cứu tài liệu, sử dụng tài nguyên  TT trong buổi hướng dẫn SV K17 sử dụng thư viện.  

    SV K17 các ngành đào tạo tham gia buổi hướng dẫn sử dụng thư viện tại Trung tâm HTHT-Thư viện.

 Danh ngôn  
 

 
Tin tức » Hướng dẫn hỗ trợ » Thủ thuật, học tập 29.03.2024 16:37
Tư duy phản biện trong học tập đại học
07.10.2013 15:08

Xem hình
Học tập giúp sinh viên phát triển đời sống trí tuệ; hoạt động trí tuệ lại là cơ sở của khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện. Như thế, chất lượng tư duy phụ thuộc vào quá trình phát triển trí tuệ.

Có nhiều mô hình về quá trình phát triển trí tuệ; tuy nhiên tất cả mô hình đều có những điểm cơ bản giống nhau, được chia ra một số giai đoạn.

Giai đoạn đối ngẫu (dualism): trong giai đoạn phát triển sơ khởi này, sinh viên thường nhìn cuộc đời dưới dạng tốt-xấu, trắng-đen; và trong suy nghĩ của họ, kiến thức thu thập là rõ ràng minh bạch, không có mập mờ; học tập đơn giản chỉ là một quá trình trao đổi thông tin. Ðối với họ, người thầy giảng bài tức là trình bày những kiến thức mới dưới dạng sự kiện; và sinh viên chỉ cần học thuộc lòng là hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ở giai đoạn đối ngẫu này, sinh viên sẽ bức xúc nếu người thầy đưa ra những câu trả lời có điều kiện, hoặc là không trả lời mà lại đặt ra những câu hỏi khác.

Giai đoạn đa dạng (muliplicity): giai đoạn kế tiếp bắt đầu lúc sinh viên nhận thức được rằng ngay những chuyên viên cao cấp có lúc cũng chưa hẳn đồng ý với nhau trên một số vấn đề và đôi lúc còn hoàn toàn có quan điểm đối lập nhau. Ðối với sinh viên ở giai đoạn phát triển này, mọi chuyện đều phụ thuộc vào viễn ảnh và ý kiến cá nhân. Họ cảm thấy đủ sức để tự mình suy nghĩ, và cũng đủ sức để đặt lại vấn đề về những kiến thức do người thầy truyền đạt. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, người sinh viên chưa hẳn đã đủ sức để đánh giá những cái nhìn khác nhau, và hẳn cũng chưa đủ sức để đưa ra những lập luận nhằm khẳng định quan điểm của mình. Và ở giai đoạn này, sinh viên xem đánh giá của người thầy đối với cá nhân mình là hoàn toàn có tính chủ quan.

Giai đoạn tương đối hóa (relativism): trong giai đoạn phát triển tương đối phức tạp tiếp theo, sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của chứng cớ và lý luận khi tìm cách nâng cao tính thuyết phục quan điểm của mình. Người sinh viên ở giai đoạn này chấp nhận người khác có thể không đồng ý với cái nhìn của họ; và ngay cả ý kiến của lãnh đạo cũng cần được phân tích và phản biện cẩn thận, chứ không nhắm mắt tuân thủ tuyệt đối. Cũng như ở trong các giai đoạn trước, bây giờ họ có thể có những suy nghĩ quyết liệt; tuy nhiên những suy nghĩ này đã được họ phân tích và đánh giá một cách nghiêm túc. Ở giai đoạn này, sinh viên bắt đầu nhìn thầy của mình với một cặp mắt khác: người thầy là một người hướng đạo có trình độ và cũng là một người đồng hành trong lĩnh vực tư duy, chứ không phải là một người lãnh đạo không hề có sai lầm, mà cũng không phải chỉ là một người nào đó có quan điểm khác mình.

Giai đoạn chấp nhận trách nhiệm (commitment): theo Perry, giai đoạn cuối của quá trình phát triển trí tuệ không phải là bước nhảy vọt về mức độ phức tạp của trí tuệ, mà đúng hơn là cách tiếp cận vấn đề; áp dụng tất cả những kiến thức thu lượm được trong giai đoạn tương đối hóa để đưa ra những lựa chọn hay những quyết định dựa trên những phân tích và tư duy phản biện.

Cố nhiên, kết quả học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vừa chủ quan, vừa khách quan. Nhưng theo tôi, yếu tố chính yếu nhất vẫn là phương pháp học tập. Ðể trí tuệ được phát triển toàn diện, sinh viên phải có phương pháp học tập đúng đắn.

Từ những khái quát trên, ta thấy khá rõ dấu ấn của tư duy phản biện (critical thinking) trong quá trình học tập. Như ta sẽ thấy, tư duy phản biện là phương pháp luận đúng đắn, là phong cách hữu hiệu của một trí thức lúc tiếp cận những vấn đề mà ta phải đối diện. Trong trao đổi ý kiến, trong tiếp nhận kiến thức mới, trong trường hợp phải đánh giá một quan điểm, một luận cứ, ta phải nhìn vấn đề với một đầu óc thoáng mở, không thiên kiến. Phương pháp tư duy phản biện chính là công cụ giúp ta sử dụng toàn bộ kiến thức và trí tuệ để có một cái nhìn tổng hợp và chính xác về những vấn đề hay luận cứ ta quan tâm.

Một luận cứ thường được xây dựng trên những giả thiết được gọi là tiên đề. Từ tập hợp các tiên đề này, tác giả của luận cứ áp dụng các lý luận lôgíc hình thức để suy luận và đi đến một số kết luận. Lý luận lôgíc hình thức là một số qui tắc suy luận được các triết gia đúc kết suốt quá trình phát triển của con người, và hiện nay được xem là công cụ thiết yếu của lý luận trong tất cả mọi lĩnh vực; cố nhiên lý luận lôgíc hình thức là một bộ phận của tư duy phản biện. Tư duy phản biện giúp ta đánh giá luận cứ này, xem có chấp nhận hay cần loại bỏ nó. Về thực chất, tập hợp các tiên đề được xây dựng trên nền tảng kiến thức tích lũy của người đưa ra luận cứ. Như thế, nếu suy luận không phạm lỗi lôgíc hình thức, thì kết luận sẽ đúng nếu tiên đề là đúng. Từ đó, ta có thể thấy tư duy phản biện gồm những bước chính sau đây:

- Ðọc và theo dõi cẩn thận những bước đi của luận cứ nhằm xác định các tiên đề và các kết luận mà tác giả luận cứ nêu ra (trong trường hợp theo học một môn học mới, đây cũng chính là các kiến thức mới mà người thầy muốn sinh viên tiếp nhận).

- Nếu trong luận cứ, ta thấy không có suy luận mà chỉ là những khẳng định (facts), thì luận cứ chỉ chứa đựng những thông tin, có thể chính xác hay sai lệch; như thế, ta có quyền không quan tâm đến những gì mà tác giả của luận cứ muốn thuyết phục người nghe.

- Trong trường hợp suy luận của luận cứ không tuân thủ các qui tắc lôgíc hình thức, thì đây chỉ là một luận cứ ngụy biện (fallacy). Chữ ngụy biện trong tiếng Việt thường mang ý nghĩa xấu, tương ứng với tình huống người ta tìm cách thuyết phục người khác bằng cách nói dối hùng hồn. Nhưng đúng ra, cũng có những lúc, người trình bày luận cứ không có ý muốn nói dối, mà chỉ phạm sai lầm trong lý luận mà thôi. Ngụy biện vô tình hay hữu ý có thể xuất hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau; nếu ta muốn đánh giá chính xác một luận cứ, một trong những yếu tố quan trọng là phải hiểu rõ cấu trúc ngụy biện.

- Cuối cùng, nếu suy luận của tác giả (hoặc người thầy) hoàn toàn chặt chẽ về mặt lôgíc hình thức, thì luận cứ được xem là đúng đắn. Vấn đề cuối cùng là xét xem có nên chấp nhận những tiên đề mà tác giả sử dụng trong luận cứ hay không. Ðây là điểm mấu chốt của tư duy phản biện. Bởi vì nếu ta Chấp nhận tập hợp các tiên đề của luận cứ, tức là ta hoàn toàn chấp nhận kết luận của tác giả; nói cách khác là ta chấp nhận luận cứ. Ngược lại, nếu ta phủ nhận những tiên đề này có nghĩa là ta loại bỏ luận cứ đề ra, hay nói cách khác ta không chấp nhận những kết luận mà tác giả của luận cứ tìm cách thuyết phục ta (trong học tập, tức là từ chối hay chấp nhận những kiến thức mới như một thành phần của hệ thống kiến thức mà ta cần tích lũy trong quá trình học tập).

Trong quá trình áp dụng phương pháp tư duy phản biện, bất cứ ở tại thời điểm nào, người sinh viên cũng phải sẵn sàng động não, suy luận và đánh giá; những hoạt động này sẽ tạo thành một phong cách tư duy, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe, nhưng trước khi chấp nhận bất cứ ý kiến nào, người sinh viên phải chủ động phân tích và đánh giá. Hoạt động của não bộ theo phong cách này sẽ giúp sinh viên hình thành vững vàng tư duy độc lập và tư duy phản biện. Với tư duy độc lập và tư duy phản biện như nền tảng, và với kiến thức tích lũy thành hệ thống, sinh viên sẽ có điều kiện phát triển tư duy sáng tạo của mình.



Phạm Thị Trinh (Theo http://casa.ussh.vnu.edu.vn)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 ĐĂNG NHẬP 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ

 Dịch vụ thư viện 


 Học trò...cười 


 Tìm kiếm 
Trang chủ    ¤   Kho tài nguyên    ¤   Rss    ¤   Sơ đồ site    ¤   Tìm kiếm    ¤   Thăm dò dư luận

Thời gian mở trang: 0.165 giây. Số lần truy cập CSDL: 10
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.