| Tin tức | Tin tức | CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
 
 Sách hay mỗi ngày 
 Thư viện số 

 Ảnh hoạt động 

  Trao quà và kết thúc hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014

  Thầy cô chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị

     CBTT trình bày trong hội nghị

   TT tổ chức Hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014. 

     SV tìm kiếm TL trên CSDL của TT

     SV tra cứu tủ mục lục

     TT tổ chức buổi “Hướng dẫn và hỗ trợ TL học tập

      TT tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”

     TT tổ chức "Hội nghị bạn đọc

     Chụp ảnh lưu niệm tại TT

     Giám đốc TT giới thiệu CSVC của TT

      Ban dự án Phần Lan và Ban giám hiệu nhà trường thăm TT

     Sinh viên thực hành kỹ năng tìm kiếm thông tin 

        Cán bộ TT hướng dẫn SV kỹ năng tìm kiếm thông tin

     Hội thảo về "Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên web của TT và trên internet"

     SV tìm kiếm thông tin và học tập tại Trung tâm 

     Giám đốc Trung tâm phát biểu.

 

     Phát biểu của Hội trưởng hội khuyến học trường.

     Hiệu trưởng phát biểu

     Hội khuyến học CĐSP trao tặng máy tính để SV học tập  nghiên cứu tại TTHTHT-Thư viện.

     CBTT giới thiệu sơ đồ chỉ dẫn và hướng dẫn tra cứu tài liệu, sử dụng tài nguyên  TT trong buổi hướng dẫn SV K17 sử dụng thư viện.  

    SV K17 các ngành đào tạo tham gia buổi hướng dẫn sử dụng thư viện tại Trung tâm HTHT-Thư viện.

 Danh ngôn  
 

 
Tin tức » Tin tức 23.09.2023 17:12
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
10.05.2010 08:50

Vừa qua trong báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học gần đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết

Chỉ tính từ năm 1998 đến 2009, đã có 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập, nâng cấp; đưa tổng số trường hiện có của cả nước lên 412 trường đại học, cao đẳng. Ðiều đáng nói là năm, bảy năm trở lại đây, các địa phương, bộ, ngành và tổ chức xã hội đua nhau xin thành lập hoặc nâng cấp trường, cho nên hiện nay 40/63 tỉnh, thành phố có trường đại học, 60 địa phương có trường cao đẳng (trong đó có hơn 80 trường ngoài công lập). Hiện tượng đó dẫn đến tình hình là số sinh viên tăng 13 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng ba lần... 

Cố tìm mọi cách để được thành lập hoặc nâng cấp trường lên đại học, song nhiều điều kiện tối thiểu như cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ giảng dạy thiếu trầm trọng (nhất là các trường ngoài công lập và trường địa phương). Bởi vậy, không ít giảng viên đại học "vắt chân lên cổ chạy sô" dạy hơn 1.000 tiết/năm, trong khi chuẩn quy định là 260 - 280 tiết/giảng viên/năm. Và điều không có gì ngạc nhiên là mỗi giảng viên phải đảm đương 28 - 30 sinh viên (gấp năm lần so với trước đây) cho nên người ta cũng chẳng quan tâm nghiên cứu khoa học. Giáo trình ít được đổi mới, phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là áp đặt, đọc chép mà ít có sự trao đổi, thảo luận, khiến người học ít động não, sáng tạo. Thậm chí, không ít sinh viên "học ít chơi nhiều" nhưng hằng năm vẫn lên lớp và tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi với tỷ lệ cao.

Chất lượng giáo dục đại học lâu nay gây nỗi băn khoăn, lo lắng không chỉ cho người trong ngành mà toàn xã hội. Sự nghiệp CNH, HÐH đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa diễn ra sâu rộng đang đặt ra yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trên mọi lĩnh vực. Thiết nghĩ, chất lượng giáo dục đại học chỉ được cải thiện và nâng lên một khi chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp. Mà, trước hết là việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo quan tâm sát sao hơn nữa về chuẩn đầu ra đối với các trường đại học và cao đẳng, nhằm đáp ứng những nhu cầu cái mà nền kinh tế - xã hội đang cần. Một mặt kiểm tra, thẩm định một cách khoa học, nghiêm túc các dự án trước khi cấp phép thành lập hoặc nâng cấp trường. Mặt khác, có chế tài xử lý đủ mạnh đối với các đơn vị không thực hiện đầy đủ các cam kết trong Dự án khả thi xin thành lập trường (như thiếu đất đai, địa điểm, vốn đầu tư, thiếu giáo viên và các điều kiện bảo đảm chất lượng khác). Chấm dứt tình trạng "giơ cao đánh khẽ", xử lý nửa vời đối với các trường vi phạm vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh, hoặc chưa đủ điều kiện nhưng vẫn mở thêm ngành nghề đào tạo chỉ vì mục đích thu tiền mà quên lợi ích người học.

Ðể có sự quản lý thống nhất, nên chăng cần đưa các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Hoặc xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể, chặt chẽ, tránh tình trạng lâu nay một số bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cũng tự ý ban hành các văn bản có tính quy phạm pháp luật (chồng chéo) về quản lý giáo dục đại học. Các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và đoàn thể xã hội thực hiện nghiêm túc, khách quan quy trình tuyển dụng cán bộ (tránh hiện tượng học lực yếu kém nhưng nhờ có chỗ thân quen hoặc "chạy" tiền thì có việc làm, còn loại khá giỏi nhưng không nơi "bấu víu" thì trở nên thất nghiệp). Ðó cũng là cách góp phần làm cho nền giáo dục đại học của nước ta từng bước nâng cao chất lượng; phục vụ thiết thực công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.



Bùi Thị Thu Hà (Theo http://www.dhm.hnou.edu.vn)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 ĐĂNG NHẬP 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ

 Dịch vụ thư viện 


 Học trò...cười 


 Tìm kiếm 
Trang chủ    ¤   Kho tài nguyên    ¤   Rss    ¤   Sơ đồ site    ¤   Tìm kiếm    ¤   Thăm dò dư luận

Thời gian mở trang: 0.136 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.