| Tin tức | Tài liệu nghiệp vụ | THƯ VIỆN SỐ THẾ GIỚI – WORLD DIGITAL LIBRARY
 
 Sách hay mỗi ngày 
 Thư viện số 

 Ảnh hoạt động 

  Trao quà và kết thúc hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014

  Thầy cô chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị

     CBTT trình bày trong hội nghị

   TT tổ chức Hội nghị bạn đọc năm học 2013-2014. 

     SV tìm kiếm TL trên CSDL của TT

     SV tra cứu tủ mục lục

     TT tổ chức buổi “Hướng dẫn và hỗ trợ TL học tập

      TT tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”

     TT tổ chức "Hội nghị bạn đọc

     Chụp ảnh lưu niệm tại TT

     Giám đốc TT giới thiệu CSVC của TT

      Ban dự án Phần Lan và Ban giám hiệu nhà trường thăm TT

     Sinh viên thực hành kỹ năng tìm kiếm thông tin 

        Cán bộ TT hướng dẫn SV kỹ năng tìm kiếm thông tin

     Hội thảo về "Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên web của TT và trên internet"

     SV tìm kiếm thông tin và học tập tại Trung tâm 

     Giám đốc Trung tâm phát biểu.

 

     Phát biểu của Hội trưởng hội khuyến học trường.

     Hiệu trưởng phát biểu

     Hội khuyến học CĐSP trao tặng máy tính để SV học tập  nghiên cứu tại TTHTHT-Thư viện.

     CBTT giới thiệu sơ đồ chỉ dẫn và hướng dẫn tra cứu tài liệu, sử dụng tài nguyên  TT trong buổi hướng dẫn SV K17 sử dụng thư viện.  

    SV K17 các ngành đào tạo tham gia buổi hướng dẫn sử dụng thư viện tại Trung tâm HTHT-Thư viện.

 Danh ngôn  
 

 
Tin tức » Tài liệu nghiệp vụ 29.03.2024 06:07
THƯ VIỆN SỐ THẾ GIỚI – WORLD DIGITAL LIBRARY
08.10.2010 09:53

Thư viện số thế giới - World Digital Library (WDL) cung cấp đến cho độc giả sự khám phá, học hỏi và thừa hưởng những kho báu văn hóa từ khắp nơi trên thế giới. Tài sản văn hóa ở đây không giới hạn bao gồm các bản viết tay, bản đồ, tài liệu quý hiếm, nhạc trong phim, các bài ghi âm, phim ảnh, tài liệu in, ảnh chụp, và cả các bản vẽ kiến trúc.

Các tài liệu trên WDL có thể dễ dàng hiển thị theo nơi xuất xứ, thời gian, chủ đề, loại hình tài liệu và các tổ chức đóng góp; hoặc có thể được định vị tài liệu sử dụng tìm kiếm ‘open-ended’ bằng nhiều ngôn ngữ. Các tính năng đặc biệt bao gồm các cụm địa lý tương tác, mốc thời gian, duyệt ảnh nâng cao, và các khả năng về nghệ thuật trình diễn. Các công cụ định vị trong trang web và mô tả nội dung được cung cấp bằng các ngôn ngữ Arập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Nga và Tây Ban Nha..

Tháng 6 năm 2005, James Billington - Giám đốc Thư viện Quốc hội Mỹ đề xuất thành lập WDL, đến tháng 4 năm 2009 WDL mới chính thức giới thiệu ra toàn thế giới. WDL được phát triển bởi một đội ngũ nhân sự tại thư viện Quốc hội Mỹ với sự đóng góp của các tổ chức cộng tác trên nhiều quốc gia, sự hỗ trợ của các tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) và hỗ trợ tài chính của một số công ty và các quỹ tài trợ khác.

 Thư viện số thế giới - World Digital Library (WDL) cung cấp đến cho độc giả sự khám phá, học hỏi và thừa hưởng những kho báu văn hóa từ khắp nơi trên thế giới. Tài sản văn hóa ở đây không giới hạn bao gồm các bản viết tay, bản đồ, tài liệu quý hiếm, nhạc trong phim, các bài ghi âm, phim ảnh, tài liệu in, ảnh chụp, và cả các bản vẽ kiến trúc. Các tài liệu trên WDL có thể dễ dàng hiển thị theo nơi xuất xứ, thời gian, chủ đề, loại hình tài liệu và các tổ chức đóng góp; hoặc có thể được định vị tài liệu sử dụng tìm kiếm ‘open-ended’ bằng nhiều ngôn ngữ. Các tính năng đặc biệt bao gồm các cụm địa lý tương tác, mốc thời gian, duyệt ảnh nâng cao, và các khả năng về nghệ thuật trình diễn. Các công cụ định vị trong trang web và mô tả nội dung được cung cấp bằng các ngôn ngữ Arập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Nga và Tây Ban Nha..

Tháng 6 năm 2005, James Billington - Giám đốc Thư viện Quốc hội Mỹ đề xuất thành lập WDL, đến tháng 4 năm 2009 WDL mới chính thức giới thiệu ra toàn thế giới. WDL được phát triển bởi một đội ngũ nhân sự tại thư viện Quốc hội Mỹ với sự đóng góp của các tổ chức cộng tác trên nhiều quốc gia, sự hỗ trợ của các tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) và hỗ trợ tài chính của một số công ty và các quỹ tài trợ khác.

http://www.wdl.org được xem là một thư viện số điển hình, vì thế trang web được phân tích theo các đặc điểm tiêu biểu của một thư viện số.

Về nhiệm vụ của WDL: người đọc dễ dàng nhận thấy được mục tiêu chính của WDL:  thúc đẩy những hiểu biết quốc tế và đa văn hóa; mở rộng các nội dung văn hóa đa dạng, đa ngôn ngữ trên Internet; cung cấp các tài nguyên thông tin quí giá cho việc giáo dục và nghiên cứu của các học giả, nghiên cứu sinh, cũng như tất cả các đối tượng có quan tâm; xây dựng kiến thức và năng lực trong các tổ chức đối tác để thu hẹp “khoảng cách số” trong và ngoài các quốc gia.

 Về nội dung của bộ sưu tập: WDL mang lại khả năng học tập và khám phá kho tàng văn hóa từ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm: các bản thảo, bản đồ, sách hiếm, hình ảnh, bản ghi âm, phim ảnh, tài liệu in ấn, và bản vẽ kiến trúc… Chính sách lựa chọn của WDL là tập trung vào các tài liệu có nội dung quan trọng, có ý nghĩa với nền văn hóa của mỗi quốc gia là thành viên của UNESCO. Nội dung được lựa chọn đa dạng về ngôn ngữ, về định dạng, từ những địa điểm và thời gian khác nhau.

Về cách tổ chức thông tin: Thông tin được tổ chức theo lãnh thổ (Khu vực địa lý, châu lục, quốc gia), thời gian, chủ đề, loại hình tài liệu và tổ chức giáo dục. Thông tin liên quan đến mỗi tư liệu bao gồm tác giả, nguồn, tóm tắt ... đều được dịch ra 7 thứ tiếng khác nhau. Trang chủ là một bản đồ thế giới và một trục thời gian được phân chia thành các khoảng thời gian. Nội dung được tổ chức theo vùng địa lý trên bản đồ. Mỗi khu vực được kết hợp với một nhóm các quốc gia. Mỗi khu vực bao gồm các nội dung về sách hiếm, bản đồ, bản thảo, hình ảnh, bản in, bản ghi âm, bộ phim về các nước trong khu vực đó. Trục thời gian tương ứng với những tài liệu có sẵn trên bản đồ. Mỗi mục WDL được liên kết đến một năm hoặc một khoảng thời gian dựa trên các chủ đề của tài liệu đó.

Về giao diện: Giao diện của WDL dễ dàng dễ dàng sử dụng, có thể được duyệt theo địa điểm, thời gian, chủ đề, loại hình, các tổ chức và góp phần, hoặc có thể  tìm kiếm theo từ khóa, chủ đề, và cả trên một số ngôn ngữ. Bên cạnh đó, tính năng đặc biệt của WDL còn bao gồm các cụm tương tác địa lý, khoảng thời gian, xem hình ảnh chi tiết theo các cấp độ bằng cách nhấp vào hình ảnh. Giao diện trang web cho phép người sử dụng theo các cách không truyền thống, mang lại cảm giác mới mẻ, hấp dẫn. Các trang kết quả tìm kiếm cung cấp tùy chọn để mở rộng (nhấp vào biểu tượng dấu + hay kéo bánh xe chuột lên trên) và thu hẹp (nhấp vào biểu tượng dấu - hay kéo bánh xe chuột xuống dưới) kết quả tìm. Bên dưới ảnh kết quả, người dùng còn được cung cấp tiện ích để Bookmark & Share tài liệu đến thư điện tử, máy in, Digg, MySpace, Facebook, Delicious, Google … (171 địa chỉ).

Về các dịch vụ mà WDL cung cấp: Hệ thống trợ giúp hướng dẫn về cách tổ chức, cách tìm kiếm thông tin trên trang web, hiển thị và trình bày kết quả một cách chi tiết, dễ hiểu. Các câu hỏi thường gặp, hỗ trợ giải đáp một số các câu hỏi thường gặp về các vấn đề liên quan đến nội dung, ngôn ngữ, cách truy cập, tham gia vào thư viện số, bảo trì, tiêu chuẩn số hóa … là các dịch vụ được giới thiệu kèm theo thư viện số.

Về công nghệ: WDL đã ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong việc biên mục và phát triển trang web đa ngôn ngữ: Phát triển chuẩn biên mục mới phù hợp với yêu cầu của các siêu dữ liệu; sử dụng khung phân loại thập phân Dewey(DDC) và giao diện của OCLC; sử dụng công cụ tập trung các bản dịch đã sẵn có vào bộ nhớ, giúp cho các dịch giả không phải mất thời gian dịch lại những cụm từ đã có; ứng dụng công nghệ web 2.0 để xây dựng trang web với các tính năng nổi trội hấp dẫn người dùng; tiếp tục phát triển các công nghệ mới, cải tiến quy trình làm việc giúp tiết kiệm thời gian trong việc lựa chọn các tài nguyên sẵn có trên Internet.

Về đối tác: Đối tác của thư viện số gồm 34 thư viện, tổ chức… chủ yếu là các thư viện, các trung tâm lưu trữ, hoặc các tổ chức khác có bộ sưu tập về nội dung văn hóa mà họ đóng góp vào WDL. Đối tác cũng bao gồm các tổ chức, cơ sở, và công ty tư nhân có đóng góp vào dự án bằng nhiều cách khác, ví dụ bằng cách chia sẻ công nghệ, triệu tập hoặc đồng tài trợ cho các cuộc họp của các nhóm làm việc, hoặc đóng góp tài chính. Đối tác WDL đóng góp nội dung cũng như quản lý, biên mục, ngôn ngữ và chuyên môn kỹ thuật. WDL đang làm việc để thiết lập quan hệ đối tác thêm với các công ty công nghệ và cơ sở tư nhân để hỗ trợ cho sự tiến bộ của dự án này. Bất kỳ thư viện, bảo tàng, nơi lưu trữ hoặc tổ chức văn hóa khác yêu thích nội dung  lịch sử và văn hóa có thể tham gia vào thư viện số.

 Về các tổ chức đóng góp về tài chính: Tập đoàn Google đóng góp 3 triệu đô cho WDL phát triển kế hoạch và xây dựng mô hình; Qatar Foundation đóng góp 3 triệu đô cho WDL và hỗ trợ cho thư viện trung tâm của Qatar Foundation trên trang web của WDL. Ngoài ra còn kể đến sự đóng góp của các tổ chức khác như: Carnegie Corporation của New York, Đại học King Abdullah của Viện khoa học & công nghệ thuộc Saudi Arabia; tập đoàn Microsoft; Quỹ tài trợ của Lawrence và Mary Anne Tucker, cũng như quỹ tài trợ của Bridges of Understanding cho phát triển các nội dung có liên quan về Trung Đông 



Bùi Thị Thu Hà (Theo www.lrc.ctu.edu.vn)



Gửi qua YM

Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 ĐĂNG NHẬP 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ

 Dịch vụ thư viện 


 Học trò...cười 


 Tìm kiếm 
Trang chủ    ¤   Kho tài nguyên    ¤   Rss    ¤   Sơ đồ site    ¤   Tìm kiếm    ¤   Thăm dò dư luận

Thời gian mở trang: 0.183 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.